NGUỒN GỐC CỦA VĂN HÓA VÀ TÔN GIÁO - VẬT TỔ VÀ CẤM KỴ - Trang 177

mỗi người thì Chúa đã được cấu trúc theo hình ảnh người cha, rằng mối
quan hệ riêng tư với Chúa phụ thuộc vào mối quan hệ của anh ta với người
cha thể xác của mình, nó dao động và biến dạng theo hình ảnh đó, và rằng
suy cho cùng thì Chúa không phải cái gì khác hơn là người cha đã được đề
cao. Ở đây cũng như trong trường hợp Totem giáo, phân tâm học khuyên
ban tín ngưỡng cho các tín đồ là những người gọi Chúa là Cha, giống như
họ đã từng gọi vật tổ là tổ phụ của mình. Nếu như phân tâm học có được
một ý nghĩa nào đó thì phần đóng góp của người cha cho tư duy về Chúa
phải là một đóng góp vô cùng trọng đại. Điều đó cũng không tổn hại gì đến
mọi nguồn gốc và ý nghĩa khác của Chúa mà phân tâm học không thể rọi
một tia sáng nào vào đó. Thế thì có lẽ người cha đã xuất hiện hai lần trong
hoàn cảnh cúng tế nguyên thuỷ, một lần với tư cách là Chúa và sau đó với
tư cách con vật tổ hiến tế, và trong tính đơn giản với sự phát triển không
lấy gì làm phong phú của các giải thuyết phân tâm học chúng tôi phải đặt
câu hỏi rằng liệu điều đó có thể xảy ra hay không và nó có thể có ý nghĩa
gì.

Chúng ta đều biết rằng, có các quan hệ đa tầng tồn tại giữa Chúa và

con vật thiêng (vật tổ, vật tế): 1. Tương ứng với một vị thần thường là một
con vật thiêng, không hiếm khi là nhiều con vật; 2. Trong các buổi lễ nào
đó, đặc biệt là lễ cúng tế thiêng liêng, "thần bí", thì con vật vừa mới được
sùng bái kia được đem dâng cúng cho thần; 3. Vị thần thường được ca tụng
dưới hình hài một con vật, nếu nhìn theo một cách khác thì các con vật
được hưởng sự sùng bái rất lâu kể từ sau kỉ nguyên Totem giáo; 4. Trong
các huyền thoại thì thần thường biến hoá thành con vật và thường là con vật
được suy tôn thành ngài. Dễ có một nhận định là thần chính là con vật tổ,
đã hình thành từ con vật tổ ở một cấp độ muộn hơn của tình cảm tôn giáo.
Từ toàn bộ cuộc thảo luận tiếp theo đưa chúng ta đến một suy nghĩ là, vật
tổ không phải cái gì khác hơn là vật thay thế cho người cha. Vậy thì nó có
thể chính là hình thức sớm nhất của vật thay thế người cha, còn Chúa là cái
có sau, trong đó người cha đã lấy lại hình hài con người của mình. Một
sáng tạo mới như thế từ cội rễ của mọi sự hình thành tôn giáo, tức là hoài

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.