xa xôi như chúng hằng muốn tin tưởng ban đầu, mà là, những cấm đoán
phong tục và đạo đức mà chúng ta tuân thủ lại có thể họ hàng với cấm kị
nguyên thuỷ trong hệ thống của họ. Giải thuyết về cấm kị có thể rọi một tia
sáng vào cội nguồn tăm tối của "sự cưỡng chế tuyệt đối" (katagorisches
Imperativ) của bản thân chúng ta.
Vậy là chúng ta sẽ quan tâm với sự đợi chờ căng thẳng, khi một học
giả như W. Wundt dem đến cho chúng ta quan diêm của ông về cấm kị, đặc
biệt là ông hứa sẽ "trở về với cội rễ xa xôi nhất của những biểu tượng cấm
kị".
Wundt đã nói về khái niệm cấm kị rằng "nó bao trùm toàn bộ sự vận
dụng trong đó biểu thị nỗi sợ trước những đối tượng liên can đến những
biểu tượng cuồng tín hoặc trước những hành vi liên quan tới những biểu
tượng đó".
Ở một chỗ khác: "Nếu chúng ta, hiểu khái niệm (cấm kị) đó, như ý
nghĩa phổ biến của danh từ đó biểu thị, là bất kì cấm đoán nào được ấn định
trong vận dụng và trong tập quán hay luật lệ, khi đụng chạm tới đối tượng,
hay chiếm dụng nó làm của riêng hoặc sử dụng những lời nói huý kị thì sẽ
chẳng hề tồn tại một dân tộc và một cấp độ văn hoá nào có thể bị xem là bị
tổn thất vì cấm kị.
Wundt sau đó đã chỉ ra vì sao ông chú ý hơn việc nghiên cứu bản
chất của cấm kị về các mối liên hệ nguyên thuỷ của người man rợ Australia
hơn là ở nền văn hoá cao hơn của các dân tộc Polinesia. Ở người người
Australia ông phân chia các cấm kị thành ba nhóm theo ứng xử với thú vật,
với người hay với các đối tượng khác. Cấm kị về thú vật, chủ yếu là cấm
đoán việc giết hại và ăn thịt, làm thành hạt nhân của Tomtem giáo. Cấm kị
kiểu thứ hai mà con người là đối tượng lại mang những đặc điểm khác về
căn bản. Trước hết bị hạn chế về điều kiện dẫn đến cảnh sống bất bình
thường của người bị cấm kị. Tức là cấm kị đối với thiếu niên trọng buổi lễ
đàn ông trưởng thành, đối với phụ nữ khi có kinh nguyệt và trẻ sơ sinh
ngay sau khi sinh, đối với người ốm và trước hết là người chết. Có cấm kị