đầu tiên trong những lời trên giờ đây có thể khơi gợi ít ỏi mâu thuẫn như
thế nào, thì tôi cũng vẫn tin tưởng vào ấn tượng ở nhiều độc giả, khi tôi
mượn lời mà tuyên bố giải thuyết của Wundt là một nỗi thất vọng. Điều này
không có nghĩa là sẽ đi xuống tận ngọn nguồn của biểu tượng cấm kị hay là
hình dung lại cội rễ tận cùng của chúng. Cả nỗi sợ hãi lẫn ma quỉ đều
không thể được đánh giá là những cái cuối cùng trong tâm lí học, những cái
luôn loại trừ sự hồi qui xa hơn nữa. Chắc sẽ khác đi, nếu như ma quỉ tồn tại
thật sự; nhưng chúng ta lại biết rằng, chúng cũng như các chúa trời, chỉ là
sáng tạo của năng lực tinh thần của con người; chúng vốn được tạo ra bởi
cái gì đó và từ một cái gì đó.
Về ý nghĩa kép của cấm kị, Wundt diễn tả những cách nhìn rất tiêu
biểu nhưng cũng lại không thâu tóm được toàn diện. Theo ông, về khởi đầu
nguyên thuỷ của cấm kị không có sự phân biệt giữa thiêng liêng và tội lỗi.
Tương tự như thế, ở đây hoàn toàn còn thiếu những khái niệm có thể tiếp
nhận ý nghĩa, cái trước hết thông qua đối lập trong đó chúng xuất hiện một
cách đối nghịch nhau. Con vật, con người, địa điểm mà trên đó cấm kị tồn
tại là có tính ma quỉ, không thiêng liêng và cũng chưa phải tội lỗi như ý
nghĩa của nó sau này. Tên gọi tabu (cấm kị) đặc biệt thích hợp cho ý nghĩa
ma quỉ bất khả xâm phạm, cái vẫn còn đứng ở trung tâm một cách không
khu biệt, vì tên gọi ấy nhấn mạnh đặc điểm về sau đã tồn tại như hình với
bóng cùng tính thiêng liêng và tội lỗi trong mọi thời đại: nỗi sợ đụng chạm.
Trong cộng đồng theo đặc trưng quan trọng ấy lại đồng thời có một chỉ dẫn
rằng, ở đây có một sự tương hợp nguyên thuỷ giữa hai bình diện, sự tương
hợp đó chỉ bị tiêu vong do những hoàn cảnh tiếp theo của sự khu biệt hoá,
mà qua đó cả hai cuối cùng đã phát triển thành đối lập của nhau.
Tín ngưỡng đích thực theo cấm kị nguyên thuỷ vào quyền lực ma
quỉ ẩn chứa trong đối tượng, và sự đụng chạm tới nó hoặc sử dụng nó bằng
phù phép của thủ phạm khi không được phép sẽ gây ra tai hoạ, vốn là và
hoàn toàn vẫn chỉ là nỗi sợ hãi được khách quan hoá. Nỗi sợ hãi đó vốn
chưa được khu biệt thành hai hình thức khác nhau và tiếp nhận chúng trên
một bình diện cao hơn: niềm tôn kính và nỗi căm giận.