liên sinh học đa dạng nhất, chẳng hạn như trong cây san hô cũng như trong
cây cối, hơn nữa ngay cả ở những loại tinh thể nào đó hay ở cấu tạo những
dạng kết tủa hoá học nào đó. Hẳn sẽ là quá ư vội vàng và thiển cận, khi
bằng vào những tương ứng được rút ra từ những điều kiện máy móc mà
giải thích những kết luận liên can tới họ hàng nội bộ. Chúng tôi sẽ lưu ý tới
lời cảnh tỉnh này, nhưng sẽ không phải hạ thấp sự so sánh đã định về khả
năng nói trên.
Nét tương ứng tiếp theo và nổi bật nhất của cấm đoán cưỡng bức
với cấm kị giờ là ở chỗ, những cấm đoán đó cũng hoàn toàn võ đoán và
huyền bí như thế xét trong nguồn gốc. Chúng xuất hiện bất thần một lần và
phải được duy trì chỉ bởi một nỗi sợ mơ hồ không bắt buộc. Sự đe doạ
trừng phạt một cách hình thức là quá thừa, vì luôn luôn có an ninh nội bộ
(lương tri), sự vượt ranh giới sẽ dẫn đến tai hoạ khôn lường. Cái bề ngoài
nhất mà căn bệnh cưỡng bức có thể thông báo, là dự cảm mơ hồ, tổn thất sẽ
đến khi một người nào đó bước quá phạm vi của mình. Còn cái gì được coi
là tổn thất thì vẫn không được nhận thức, và người ta cũng có được nguồn
gốc nghèo nàn hơn từ trong những hành vi phạm tội và tự vệ mà sau này sẽ
được thảo luận hơn là ở bản thân những cấm đoán.
Giống như ở cấm kị, cấm đoán chủ yếu và cốt lõi của bệnh tâm thần
là cấm đoán đụng chạm, đó là cái tên: nỗi sợ đụng chạm, délire de toucher.
Điều cấm đoán không chỉ mở rộng tới sự đụng chạm trực tiếp với thân thể,
mà còn bao gồm cả phạm vi kiểu nói năng giao tiếp xuất hiện trong đụng
chạm. Toàn bộ những gì chi phối tư tưởng về cái bị cấm đoán, gợi lên một
sự đụng chạm trong ý nghĩ cũng bị cấm đoán giống như đối với đụng chạm
cơ thể trực tiếp; sự mở rộng của chính nó được thể hiện trong cấm kị.
Một phần những cấm đoán ấy có thể hiểu được căn cứ vào mục đích
của nó, một phần khác trái lại, xem ra không thể hiểu nổi, ngớ ngẩn và vô
nghĩa. Chúng tôi gọi những qui định đó là "nghi lễ" (Zeremoniell) và cho
rằng sự vận dụng cấm kị cho phép nhận ra sự khác biệt của bản thân chúng.