NGUỒN GỐC CỦA VĂN HÓA VÀ TÔN GIÁO - VẬT TỔ VÀ CẤM KỴ - Trang 57

nhận được", là cấm kị, và đồ vật hôm nay mua ở Viên cũng thành cấm kị
tương tự như bà bạn gái mà bà không muốn tiếp xúc.

Cấm đoán cưỡng bức gây ra sự chối bỏ và hạn chế tai hại đối với

cuộc sống giống như cấm đoán do cấm kị, nhưng một phần trong đó có thể
bị gạt bỏ bằng sự viện dẫn những hành động nào đó giờ đây phải xảy ra và
mang những đặc trưng cưỡng chế - hành động cưỡng chế - và không còn
nghi ngờ gì nữa, bản chất của chúng tiềm ẩn bên trong với tư cách những
sự sám hối, lỗi lầm, tự biện hộ (Abwehmassregeln) và rửa tội (Reinigung).
Hành động cưỡng chế thường dùng nhất là rửa bằng nước (cưỡng chế tắm
rửa). Một bộ phận cấm đoán cấm kị có thể được thay thế, hoặc sự xúc
phạm chúng có thể được gỡ lại bằng "nghi lễ" đã nói, và lễ rửa tội bằng
nước cũng được ưu tiên.

Chúng ta hãy tóm lược xem sự tương ứng của việc vận dụng cấm kị

với hỗn hợp của bệnh tâm thần cưỡng bức biểu hiện rõ rệt nhất ở những
điểm nào: 1. ở tính võ đoán của qui định, 2. ở sự cố định hoá chúng bằng
một nhu cầu nội tại. 3. ở khả năng chuyển di và hiểm hoạ truyền nhiễm qua
cái bị cấm đoán, 4. ở sự hình thành các hành vi nghi lễ, các giới luật ra đời
từ những cấm đoán.

Lịch sử lâm sàng ví như cơ chế tâm lí của các bệnh cưỡng bức

chúng ta đã quen thuộc thông qua phân tâm học. Nội dung trước hết của
một ca điển hình của nỗi sợ đụng chạm diễn ra như sau: biểu hiện khởi
nguyên ngay từ thời thơ ấu nhất là ham thích đụng chạm cao độ mà mục
đích của nó đã được chuyên biệt hoá hơn nhiều so với mong đợi của mọi
người. Tư bên ngoài tức thì xuất hiện một sự cấm đoán chống lại ý thích
đó, nhằm không dẫn đến sự đụng chạm đó. Sự cấm đoán ngay lập tức được
chấp nhận, vì nó có khả năng hỗ trợ cho nội lực mạnh", nó tỏ ra mạnh hơn
dục vọng muốn bộc lộ trong đụng chạm. Song do thể chất tâm lí nguyên
thuỷ của đứa trẻ mà sự cấm đoán đã không đủ sức gạt bỏ dục vọng. Kết quả
của sự cấm đoán đó chỉ là trấn áp dục vọng - ham thích đụng chạm - và đẩy
nó xuống vô thức. Cấm đoán và dục vọng đều song song tồn tại; gọi là dục
vọng, vì nó chỉ bị lấn lướt chứ không bị gạt bỏ, và gọi là cấm đoán, chỉ do

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.