NGUỒN GỐC CỦA VĂN HÓA VÀ TÔN GIÁO - VẬT TỔ VÀ CẤM KỴ - Trang 58

sự đình chỉ của dục vọng mà nó có lẽ thẩm thấu sang ý thức và sang chấp
hành. Điều đó tạo thành một tình huống không bao giờ hoàn thiện, một sự
đông cứng tâm lí, và toàn bộ những cái tiếp theo đều phát sinh từ trong
xung đột triền miên giữa cấm đoán và dục vọng.

Đặc trưng cơ bản của trạng huống tâm lí học được đông cứng như

vậy thể hiện ở cái mà người ta có thể gọi là hành vi mâu thuẫn tâm lí (das
ambivalente Verhalten) của cá nhân chống lại một khách thể, phần nhiều là
một hành động ở bản thân anh ta. Luôn luôn có ham muốn thực hiện lại cái
hành động ấy - sự đụng chạm, (nhìn thấy trong đó sự hưởng thụ cao nhất,
nhưng không được phép thực thi,) cũng có cả sự chán ghét nó. Sự đối lập
giữa hai xu thế không thể được bù trừ bằng con đường ngắn, vì chúng - và
chúng ta chỉ có thể nói được đến thế - trong cuộc sống tinh thần được phân
cắt theo cách chúng không thể nào xung đột với nhau được. Cấm đoán luôn
luôn được ý thức rõ rệt, còn ham muốn đụng chạm triền miên thì vô thức,
cá nhân không biết gì hết về nó. Nếu trạng huống tâm lí học đó không tồn
tại, thì một mâu thuẫn nội tâm không những không thể có được lâu dài đến
thế, mà cũng không thể dẫn đến chuỗi những hiện tượng đó.

Trong lịch sử lâm sàng của hiện tượng này chúng tôi đã đặc biệt

làm nổi bật sự xâm nhập của cấm đoán ngay từ thời thơ ấu đầu tiên với tư
cách một chuẩn tắc; đối với sự phát triển tiếp theo thì vai trò đó thuộc về cơ
chế của sự ức chế trong lứa tuổi này. Do sự ức chế diễn ra gắn liền với sự
quên lãng - bệnh mất trí nhớ, động cơ của sự cấm đoán có ý thức vẫn
không được biết tới và mọi cố gắng phân giải nó một cách lí trí đều bị thất
bại, do chỗ những cố gắng đó đã không có khả năng tìm ra điểm tấn công.
Sự cấm đoán nhờ vào công lao sức mạnh của nó - đặc trưng cưỡng chế -
tức mối quan hệ với đối trọng vô thức của nó, của ham muốn chưa bị đè
bẹp trong tiềm thức, tức là của một nhu cầu nội tại mà chúng ta còn thiếu
sự xem xét có ý thức đối với nó. Tính năng chuyển di và năng lực phồn
thực của cấm đoán phản ánh một quá trình được phát sinh bởi ham muốn
vô thức và được đặc biệt giảm nhẹ dưới những điều kiện tâm lí học của vô
thức. Ham muốn tình dục thường xuyên vận động để chống lại sự ngăn cản

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.