Nhưng sự khu biệt hoá đó đã hình thành ra sao? Theo Wundt thì nó
thông qua việc gây trồng những cấm đoán do cấm kị từ lĩnh vực ma quỉ
sang lĩnh vực biểu tượng thần thánh.
Sự đối lập giữa thiêng liêng và tội lỗi gắn liền với trình tự của các
cấp độ thần thoại thứ hai, trong đó cấp độ sớm hơn không biến đi hoàn toàn
khi cấp độ tiếp theo đã xuất hiện, mà nó tiếp tục tồn tại dưới hình thức một
sự tôn kính thấp hơn và (sự tôn kính đó - ND) dần dần cặp đôi với sự khinh
thường. Trong thần thoại có một qui luật là, cấp độ ra đời sớm hơn, do bị
cấp độ cao hơn ra đời sau che phủ và lấn át, vẫn do vậy mà giờ đây tiếp tục
tồn tại bên cạnh cấp độ mới đó dưới một hình thức bị chèn ép, cho nên đối
tượng của sự tôn kính của nó chuyển hoá thành đối tượng của nỗi căm giận.
Những kiến giải tiếp theo của Wundt đề cập đến mối quan hệ của
các biểu tượng cấm kị với sự rửa tội và nạn nhân.
-2-
Ai đã từ phân tâm học, tức là từ nghiên cứu bộ phận vô thức trong
đời sống tinh thần của cá nhân, mà tiếp cận vấn đề cấm kị, đều sẽ phát biểu
sau một chút đắn đo rằng, những hiện tượng đó không xa lạ gì đối với anh
ta. Anh ta nhận biết những con người theo cách cá nhân đã tạo ra những
cấm đoán như thế và họ cũng tuân thủ chúng một cách nghiêm ngặt giống
như những người dã man cùng tuân theo gốc gác hay cộng đồng của mình.
Giả như anh ta không quen coi những con người riêng biệt như là "người
bệnh cưỡng bức", thì anh ta sẽ phải tìm đến tên gọi là "bệnh cấm kị" phù
hợp với tình trạng của họ. Nhưng từ căn bệnh cưỡng bức này, bằng nghiên
cứu phân tâm học, anh ta phát hiện ra nhiều điều, như bệnh nguyên học lâm
sàng và căn bản của cơ chế tâm lí, tới mức anh ta không thể hứa chỉ vận
dụng kiến thức đã học để giải thích hiện tượng tâm lí học các dân tộc.
Trong quá trình tìm kiếm đó cần phải nghe lời cảnh tỉnh. Tính tương
đồng của cấm kị với bệnh dồn nén có thể chỉ là bề ngoài, đúng với hình
thức hiện tượng của cả hai và không thể mở rộng tới thực thể của chúng.
Tự nhiên thường hay sử dụng những hình thức như nhau vào những tương