chứng điên truy bức nằm trong quan hệ giữa đứa trẻ với người cha. Trong
tưởng tượng của đứa con trai thì quyền năng tối thượng kiểu đó thường
dành cho người cha, và điều đó chứng tỏ, sự bất tín nhiệm chống lại người
cha được kết hợp với sự tôn sùng của nó tự trong lòng. Khi người bệnh
cuồng ám xem một người trong quan hệ cuộc sống là "kẻ truy bức" của anh
ta, thì anh ta đưa người đó lên hàng cha đẻ, đưa người ấy vào những điều
kiện cho phép anh ta buộc người đó chịu trách nhiệm về mọi bất hạnh trong
thế giới cảm giác của mình. Từ đó cho phép chúng ta có suy diễn thứ hai
trong khám phá (sự tương đồng - ND) giữa người dã man và người bệnh
tâm thần, suy ra từ trí tưởng tượng thơ ngây của đứa trẻ về người cha, phần
nhiều giống như quan hệ của người dã man với người cai trị anh ta. Điểm
đáng tin cậy nhất đối với phương pháp quan sát của chúng tôi, cái muốn so
sánh những cấm kị với hình dung hỗn hợp tâm thần, là chúng tôi tìm thấy
tự trong bản thân nghi thức húy kị mà ý nghĩa của nó đối với vị trí của nền
quân chủ đã được thảo luận ở phần trên. Nghi thức đó bao hàm một ý nghĩa
kép và cội nguồn các khuynh hướng mâu thuẫn nội tại của nó là không thể
xem nhẹ, một khi chúng ta muốn thừa nhận, rằng những tác dụng mà nó
gây ra là có clụng ý ngay từ đầu. Nó không phải chỉ tạo ra các vua chúa, mà
còn nâng họ vượt lên khỏi những cái phải chết bình thường, nó cũng khiến
cho đời sống của họ thành khổ đau và gánh nặng không chịu nổi và đẩy họ
đến thân phận nô lệ, điều bực bội hơn nhiều so với các triều thần. Điều đó
đối với chúng ta tựa như một đối trọng thực sự của hành vi cưỡng chế ở
người bệnh tâm thần, trong đó bản năng bị dồn nén và bản năng dồn nén đã
gặp nhau ở sự thoả mãn đồng thời và nhất trí. Hành vi cưỡng chế như đã
nói, thực chất ra là sự bảo vệ chống lại hành vi bị cấm đoán; nhưng chúng
tôi muốn nói rằng, nó chính là sự tái hiện của điều bị cấm đoán đó. Cái
“như đã nói” được vận dụng trong toà thượng thẩm có ý thức, còn cái “thực
chất” thì ở trong toà thượng thẩm vô thức của cuộc sống tinh thần. Vậy là
nghi thức cấm kị của vua chúa, như đã nói, là vinh quang tột đỉnh và đồng
thời là sự bảm đảm cao nhất của chính nó, thực chất ra là sự trừng phạt đối
với sự suy tôn của họ, là nanh vuốt mà bọn triều thần giơ ra trước họ.
Những kinh nghiệm mà Sancho Pansa của Cervantes có được với tư cách