chết; anh ta dưới cái tên mới được phép nhắc đến không kèm theo sự kiêng
kị nào, trong khi mọi cấm đoán khác vẫn áp dụng như cũ. Ở đây xem ra có
một điều kiện là linh hồn sẽ không quen và cũng không nhận ra được tên
gọi mới của anh ta. Thổ dân Australia vùng Adelaide và vùng Vịnh
Encounter thận trọng triệt để tới mức, sau khi một người chết, mọi người
đều đổi tên lẫn cho nhau, mà số tên gọi đó vẫn còn như cũ hay rất giống cũ,
giống như đã làm với người quá cố. Đôi khi trong trường hợp mở rộng nhất
phạm vi kiêng kị, sự thay đổi tên gọi áp dụng cho toàn thể thành viên gia
đình của người quá cố mà không hề lưu ý đến sự tương đồng âm thanh của
những tên gọi đó, như đã diễn ra ở một số bộ tộc thuộc bang Victoria vùng
Tây bắc Mĩ. Cũng như thế ở người Guaycurus ở Paraquay, thủ lĩnh của họ
trong thời kì tang tóc đó đã duy trì việc đặt tên mới cho tất cả các thành
viên của bộ tộc, những cái tên mà họ phải nhớ lấy làm vẻ như họ đã từng
mang chúng từ lâu lắm rồi.
Xa hơn nữa, nếu như tên gọi của người quá cố lại đội tên một con
vật hay một vật thể nào khác nữa, thì trong các dân tộc đã nói đó xảy ra một
chuyện cần thiết là phải đặt tên mới cho cả những con vật và vật thể đó, với
biện pháp đó thì việc dùng các từ ngữ mới không khơi gợi lại về người đã
quá cố nữa. Do vậy mà phải dẫn đến tình trạng biến đổi không khi nào tĩnh
tại của vốn từ ngữ, cái làm khó khăn đến cùng cực cho các nhà truyền giáo,
đặc biệt là ở nơi mà sự coi thường tên gọi là hiện tượng thường xuyên.
Trong bảy năm, nhà truyền giáo Dobrizhoff sống cùng với người Abipone
ở Paraguay thì tên gọi con báo gấm đã đổi tới ba lần, các từ ngữ chỉ cá sấu,
mận gai và giết thịt súc vật cũng đều có chung số phận. Sự huý kị nhắc đến
tên người quá cố phát triển cũng theo xu hướng là người ta tìm mọi cách
tránh nhớ đến những cái gì mà người quá cố đã từng đóng một vai trò nhất
định, và điều đó dẫn đến với tính cách hậu quả quan trọng nhất của quá
trình cưỡng bức đó là, các dân tộc ấy không có lịch sử và không có hoài
niệm lịch sử và nó tạo ra những chướng ngại lớn nhất trên con đường
nghiên cứu tiền sử của họ. Ở một loạt các dân tộc nguyên thuỷ lại xuất hiện
những hiện tượng bù trừ nhằm tái hồi tưởng tên gọi của người quá cố sau