cũng dẫn đến đụng chạm với nó, và chúng ta có thể đặt một vấn đề khái
quát là do đâu mà sự đụng chạm lại gặp phải một cấm kị nghiêm ngặt đến
như thế.
Lời giải đúng đắn nhất sẽ chỉ ra sự ghê rợn tự nhiên mà thi hài và
những sự thay đổi - mà người ta có thể nhận ra tức thì - gợi lên. Bên cạnh
đó người ta lại phải dành cho sự đau buồn xung quanh cái chết một chỗ
đứng với tư cách một Motiv cho tất cả những gì liên quan đến cái chết đó.
Chỉ riêng sự ghê rợn trước thi hài thì hiển nhiên không bao trùm hết mọi
trường hợp riêng lẻ của các qui ước cấm kị, và sự tang tóc không bao giờ
có thể giải thích gì cho chúng ta thấy rằng sự nhắc đến cái chết là một sự
xúc phạm nặng nề đối với những con người mà nó để lại. Đau buồn lại
thiên về bận rộn với người quá cố, suy rộng hơn nữa tư tưởng của anh ta và
tiếp nhận nó lâu dài trong chừng mực có thể. Đối với các thuộc tính sở hữu
của việc áp dụng cấm kị thì một cái gì đó khác đau thương phải được biến
thành có trách nhiệm, một cái hiển nhiên là theo đuổi những mục đích
khác. Chính cấm kị tên gọi đã phản ánh cho chúng ta cái Motiv vẫn còn
chưa được biết tới, và chẳng hề nói gì đến sự vận dụng chúng, vậy nên
chúng ta sẽ tự phát hiện ra nó từ trong các dữ kiện của những người man
rợ.
Họ làm ra rất thành thật rằng họ sợ hãi trước hiện tại và trước sự trở
về của linh hồn người chết; cử hành vô số nghi lễ để xa lánh nó, xua đuổi
nó. Nhắc đến tên anh ta đối với họ chẳng khác nào là gọi hồn anh ta truy
đuổi hiện tại sát gót. Họ thực hiện theo một trình tự hoàn hảo tất cả để giải
thoát sự gọi hồn và đánh thức linh hồn đó. Họ mặc đồ tang phục để hồn
không nhận ra họ được nữa, hoặc là họ thay tên gọi của mình hay của
người chết; họ nổi cơn thịnh nộ với những kẻ ngoại đạo vô ý đã kích động
vong hồn bám theo người còn sống chỉ bởi họ nhắc đến tên người chết.
Không thể nào thoát được sự truy đuổi rằng họ, theo diễn đạt của Wundt,
chịu đau đớn trước nỗi kinh sợ vì 'linh hồn của anh ta đã biến thành ma
quỉ'.