giết người, với các người quá cố trong hoài tưởng không yên giống như các
cô dâu vậy. Nhưng thoạt kì thuỷ - Kleinpaul nghĩ - thì mọi người chết đều
là ma (Vampire), tất cả chúng đều vây bắt người sống, theo đuổi làm hại họ,
cướp đi mạng sống của họ. Thi hài hoàn toàn chỉ biểu thị khái niệm một
con quỷ hung ác.
Quan điểm cho rằng người thân yêu nhất sau khi chết đã biến thành
ma, hiển nhiên cho phép đặt một câu hỏi, cái gì đã đưa người nguyên thủy
đến chỗ gán cho những cái chết quý giá ấy một sự biến đổi ngữ nghĩa như
vậy? Tại sao họ lại biến những người đó thành ma? Westermarck tin rằng
câu hỏi này được trả lời một cách dễ dàng. "Vì rằng cái chết tuyệt nhiên
được xem là một bất hạnh ghê gớm nhất mà con người có thể gặp phải, cho
nên người ta tin rằng, những con người bị lìa bỏ số phận đó không vừa lòng
chút nào. Theo quan điểm của các dân tộc hồn nhiên thì người ta chỉ chết vì
bị giết, nó là cái gì ghê gớm, bị tác động bởi phép phù thủy, do vậy mà
người ta xem linh hồn là đầy thù hận và rùng rợn; nó ganh ghét với những
người đang sống và hoài tưởng về cái xã hội của những người thân cũ - do
vậy mà có thể hiểu được rằng nó xem là nó bị giết chết bởi bệnh tật và
muốn được hợp nhất với họ...
... Một giải thuyết tiếp theo về nỗi khủng khiếp mà người ta gán cho
linh hồn thể hiện ở nỗi bản năng báo trước một điều rằng, nỗi sợ nào theo
họ là kết quả của sự sợ hãi trước cái chết."
Việc nghiên cứu những rối loạn tâm thần cấp cho chúng ta một lời
giải bao quát được bao chứa trong quan điểm Westermarck luận.
Khi một phụ nữ mất chồng, một đứa con gái mất mẹ chỉ bởi cái
chết, thì không hiếm khi xảy ra chuyện kẻ sống sót bị một ý nghĩ vò xó, cái
mà chúng ta gọi là "cáo trạng cưỡng bức", rơi vào tình trạng là phải chăng
họ đã gây nên tội lỗi đối với cái chết của người thân yêu chỉ bởi tính bất
cẩn hay thờ ơ của họ. Không hề có suy nghĩ gì rằng họ chăm nom người
ốm cẩn thận như thế nào, cũng không hề có phản kháng thực sự nào đối với
việc đổ lỗi đó làm chấm dứt nỗi dày vò, cái diễn đạt một ấn tượng bệnh lí