của đau thương và sẽ khỏa lấp đi bởi thời gian. Việc nghiên cứu phân tâm
học các trường hợp như trên đã dạy cho chúng tôi nhận ra những khía cạnh
bản năng của nỗi đau đó. Chúng tôi thấy ra rằng, những cáo trạng đó là có
lí và không thể bị thương tổn nhằm chống lại sự kháng cự và khiếu nại.
Không phải là chuyện người có tang có lỗi về cái chết hay là quả có sự thờ
ơ nọ, như bản cáo trạng cưỡng bức phán đoán; nhưng trong đó quả có
chuyện, một ham muôn vô thức mà người đó không biết, luôn luôn không
bằng lòng với cái chết và đưa đến cái chết đó, khi mà cái chết trong vị thế
của quyền lực. Phản ứng lại ham muốn vô thức này chỉ có cáo trạng về cái
chết của người thân yêu. Ý nghĩ thù địch bị chôn vùi trong vô thức nấp sau
mối tình quyến, luyến giò đây có ở mọi trường hợp từ liên hệ khẩn trương
của tình cảm đến một con người nhất định, đó là một trường hợp điển hình,
một hình mẫu của xung đột nội tâm của xúc cảm nhân tính. Từ trong xung
đột nội tâm đó biểu hiện khi ít, khi nhiều ở một con người; thông thường
thì ít có trường hợp mà các cáo trạng cưỡng bức đã mô tả xuất hiện trên cơ
sở đó. Bất cứ nơi nào mà xung đột nội tâm đó xuất hiện một cách rộng rãi,
thì nó biểu lộ ra ngay lập tức trong quan hệ với những người yêu quí nhất,
nơi mà người ta ít chờ đợi nhất. Cách quan niệm về tâm thần cưỡng bức mà
chúng tôi thường đề cập đến trong vấn đề cấm kị theo phương pháp so
sánh, chúng tôi nghĩ rằng được thể hiện ra ở xung đột tình cảm nội tâm với
một mức độ đặc biệt cao.
Chúng ta giờ đây biết đến trường hợp có thể làm sáng tỏ cho chúng
ta về thế giới ma quỉ tưởng tượng của những linh hồn chết mới tinh và sự
cần thiết tự vệ trước tính thù địch thông qua các qui ước cấm kị. Một khi
chúng ta cho rằng trong cuộc sống tình cảm của những người nguyên thủy
xuất hiện xung đột nội tâm với một mức độ tương đương, như chúng tôi mô
tả nó theo kết quả nghiên cứu phân tâm học ở người bệnh tâm thần cưỡng
bức, thì sẽ hiểu được rằng sau nỗi đau mất mát, một phản ứng tương tự
chống lại lòng thù hận ẩn chứa trong vô thức cũng rất cần thiết, như nó đã
bị vạch trần bởi những cáo trạng về cưỡng bức. Lòng thù hận trong vô thức
được khu xử một cách hoảng hốt với tính cách là sự ứng phó trước cái chết