Chỉ biết rằng sau khi nước Lâm Ấp dựng lên xong rồi thì không còn nghe
đến Tây Đồ Di nữa.
Sử Tàu giả thuyết rằng Lâm Ấp kiêm tính Tây Đồ Di. Chắc chắn là như
vậy. Họ phải thống nhứt chớ.
Tây Đồ Di văn minh hơn nhưng cấp lãnh đạo Lâm Ấp chính là dân tộc
Khu Liên, người Tây Đồ Di, thì cuộc thống nhứt rất dễ dàng.
Hậu Hán Thư chỉ nói có sáu tiếng là: Bình định nước Tây Đồ Di.
Nhưng tại sao chỉ bố thí cho cuộc viễn chinh ấy có sáu tiếng trong khi đó
là một cuộc viễn chinh khó nhọc hơn là việc đánh dẹp hai bà Trưng nữa?
Quả thật thế, mấy trăm năm sau Mã Viện mà quân đội Trung Hoa xuống đó
rồi thì binh sĩ chết vì sơn lam chướng khí đến 3 phần 4. Có lắm viên tướng
chết dọc đường vì bịnh, không về được tới Giao Chỉ nữa chớ đừng nói là về
Tàu.
Vậy mà Mã Viện đã đánh xuống, mặc dầu sử Tàu chép rằng loạn quân ở
dưới tự nhiên tan rã sau khi hai bà Trưng bị diệt.
Việc giao phó trọng trách cho một viên đại tướng 70 tuổi để đánh hai
người con gái man di, cũng có vẻ khó hiểu y như sự tiến quân xuống Tây
Đồ Di của Mã Viện.
Trích dẫn Hậu Hán Thư, H. Maspéro có nói rằng Phạm Việp KHÔNG
DÁM CHÉP cuộc tiến quân đó. Nhưng tại sao không dám chép thì H.
Maspéro cũng chẳng biết. Nhưng ông H. Maspéro đã nói thế là ông có
thoáng thấy bí ẩn gì trong vụ đó.
Nhưng chúng ta tìm biết.
Cũng nên nói sơ qua rằng các cuốn sử nhà nước Tàu chỉ nói chuyện bên
Tàu, còn chuyện man di thì họ chỉ bố thí cho một vài chương, có lắm