NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 1020

chuyện, họ lại không dám chép, như câu chuyện Mã Viện tiến quân xuống
đó.

Những quyển sử như Sử Ký, Tiền Hậu Thư, Hậu Hán Thư, v.v. đều là sử

nhà nước. Mặc dầu Tư Mã Thiên, Ban Cố, Phạm Việp không bắt buộc phải
khô khan, họ chỉ được phép viết theo những gì có trên giấy tờ. Thành thử
chính xác sử không phải là sử gia của nhà vua, mới là đầy đủ chi tiết hơn.

Vì vậy mà những ông L. Aurousseau, R. A. Stein và H. Maspéro viết về

cổ sử nước ta, và nhứt là địa lý cổ thời nước ta, đã phải dựa vào hầu như
độc một nguồn ngoại thư.

Các ông Tây biết sự kiện đó, nên họ đọc sử Tàu để khảo về Đông Nam

Á, khác ta. Nhiều bản dịch sử nhà nước của Tàu, ta tự ý bỏ những đoạn
quan trọng ấy, mà chỉ dịch những gì nói về nước Tàu. Đó là một việc làm
kỳ cục. Nhưng đã nói, những quyển sử nhà nước đó, không chứa đựng
nhiều chi tiết về các nước ngoài, có dịch đầy đủ cũng chẳng thấy gì nhiều.

Các ông Tây đọc ngoại thư nhiều hơn, những cuốn sử nhà nước cũng

được họ đọc kỹ hơn ta nữa, nhưng sự quan tâm của họ nặng về phía ngoại
thư.

R. A. Stein lấy Thủy Kinh Chú để làm chủ lực tham khảo cũng chỉ vì

Thủy Kinh Chú là ngoại thư, mà nhứt là vì tác giả của nó có sống ở vùng
Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhựt Nam.

Nhờ thế mà ông nhận diện được kinh đô Lâm Ấp là ở Huế, tại làng

Nguyệt Biều.

Xin trở lại bí mật của Mã Viện, đó là sứ mạng khoa học thứ nhì mà

chúng tôi đã nói đến khi trình bày về sứ mạng khoa học thứ nhứt ở một
chương trước là đặt nhựt khuê.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.