NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 1022

không có đưa quân xuống đó lần nào cả (theo sử Tàu).

Trong tạp chí mà chúng tôi đã có nói đến, ông R. A. Stein có thể kiểm

soát lại hành trình về phía Cực Nam của Mã Viện, kiểm soát về mặt địa lý,
qua tài liệu (Thủy Kinh Chú) thì thấy rằng đúng cả. Lệ Đạo Nguyên, tác giả
Thủy Kinh Chú, không thể bịa một câu chuyện mà hành trình, chẳng những
đúng từng li từng tí mà còn giúp cho đời nay, nhờ tài liệu ấy mà biết được
đích xác vùng đó.

H. Maspéro cũng viết trong bài “Nghiên cứu Việt sử” (1918): “Tuy

nhiên, Phạm Việp (tác giả Hậu Hán Thư) mặc dầu KHÔNG DÁM CHÉP
chuyện đó, vẫn có ám chỉ đến câu chuyện trong bài ca ngợi Mã Viện rằng ở
phương Nam, Mã Viện đã bình định Giao Chỉ và Tây Đồ Di”.

Tại sao Phạm Việp lại KHÔNG DÁM NÓI? Vì đó là một cuộc hành

quân bí mật, không có ghi trong các văn kiện chánh thức, mà Phạm Việp
chỉ là một sử gia nhà nước (Annlistes).

Có thể họ Phạm có biết câu chuyện mà không dám nói, mà cũng có thể

ông không biết bí mật quân sự, chánh trị của nhà vua. Đôi khi bí mật ấy
không lớn lao gì, nhưng nhà vua không cho biết chỉ vì cái lẽ không cần cho
biết.

Ở chương Những sai lầm, chúng tôi đã nói rằng Mã Viện có hai sứ mạng

khoa học, và đã trình bày rồi một sứ mạng và hẹn sẽ trình bày sứ mạng thứ
nhì ở chương nầy. Đây là lúc mà ta cần biết rồi đây.

Chúng tôi thắc mắc ở điểm bí mật đó, bí mật vì Phạm Việp KHÔNG

DÁM VIẾT, và thắc mắc rồi tìm tòi, tìm mãi phải ra cái gì.

Chúng tôi đã bắt được một tài liệu lạ.

Đó là một lời chú thích của bác sĩ P. Huard khi ông nghiên cứu về sách y

học của Trung Hoa qua các trào đại.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.