tức phải có sự hợp tác. Nhưng sọ và dụng cụ của Cửu Lê lại chỉ tìm thấy ở
ngoài nước Tàu mà không hề có ở trong lãnh vực Hoa Bắc.
Giáo sư Kim Định, trong Việt lý tố nguyên đã lập ra một triết thuyết, triết
thuyết ấy dựa trên sử mà đó là sử riêng của giáo sư chớ không phải của Tây
hay của Tàu.
Theo giáo sư Kim Định thì:
Cửu Lê = Các bộ lạc
Nhưng bộ lạc của dân tộc nào, chủng tộc nào thì giáo sư không có nói, và
cứ đọc một câu văn như vậy, ai cũng hiểu rằng đó là các bộ lạc Trung Hoa.
Nhưng ở trang 114 thì ông viết Cửu Lê với chữ Lê không có hoa, và chua là
9 thứ dân trong đó có Tam Miêu (nhưng còn 6 thứ dân nữa là dân nào ông
không cho biết).
Đành rằng chữ Lê là dân chúng, cũng viết y hệt như Lê là dân tộc Lê,
nhưng Tàu làm gì mà chỉ có 9 bộ lạc vào thời ấy. Họ phải có một ngàn bộ
lạc, hoặc một bộ lạc độc nhứt, mà ở chương Họ chúng tôi sẽ trưng bằng
chứng rằng Hoa tộc, từ cổ chí kim chỉ là một bộ lạc độc nhứt.
Như vậy Lê trong Cửu Lê phải hiểu khác, chớ không thể hiểu là Các bộ
lạc, Chín bộ lạc.
Đó là một dân tộc, không thuộc Hoa chủng, nhưng gồm 9 nhóm khác
nhau chút ít, và đang làm bá chủ Hoa Bắc khi người Tàu từ Tây Bắc xâm
nhập qua hành lang Cam Túc.
Ông bảo rằng Cửu trù là của Cửu dân, tức Cửu Lê. Đó là theo ý ông chớ
thật ra thì, theo các cổ thư Trung Hoa, Cửu trù giản dị hơn nhiều, đó là 9
phép trị nước mà ông Cơ Tử truyền lại cho vua Vũ.