Thế thì Cửu Lê là chín thứ dân Lê, mà trong đó chắc chắn là có Lạc chớ
không phải là các bộ lạc nào hết, và câu văn của giáo sư Kim Định lại làm
cho ta hiểu rằng đó là các bộ lạc người Tàu cổ thời.
Chữ Lê nầy viết như họ Lê tức có Hòa, một thứ lúa, có Nhơn, có Thủy.
Có thể chiết tự mà hiểu rằng dân đó đã biết trồng trọt (Lúa Hòa) hay chăng?
Cứ làm, và cứ hiểu như thế thử xem. Nhưng nó nghịch lại với khoa khảo
tiền sử. Khoa khảo tiền sử không tìm thấy bên cạnh sọ cổ 5 ngàn năm của
bọn Cửu Lê dụng cụ nào để xay, giã hay nghiền, tán, nấu, bất kỳ loại mễ
cốc nào hết.
Thật ra thì không ai biết rõ Hòa ra làm sao, nhưng dầu sao đó cũng là
một thứ mễ cốc mà mễ cốc thì không thể ăn được nếu thiếu dụng cụ.
Vũ khí của họ bằng đá thì dụng cụ cũng phải bằng đá chớ không thể bằng
gỗ, mà dụng cụ bằng đá thì phải còn. Nên biết rằng dụng cụ gỗ khó chế tạo
hơn dụng cụ đá, mặc dầu gỗ mềm hơn đá. Đồ đá có thể đẽo bằng đá khác,
còn đồ gỗ thì đòi hỏi dụng cụ kim khí. Vậy nếu họ có dụng cụ để xay, giã,
nghiền, tán lúa Hòa thì dụng cụ ấy phải bằng đá và phải còn cạnh sọ của họ
và cạnh vũ khí của họ. Nhưng không bao giờ thấy, mặc dầu các cuộc khai
quật đã đầy đủ.
Nhưng người Tàu viết chữ, không phải luôn luôn chiết tự mà hiểu đúng
được ngữ nguyên vì ba loại viết theo phương pháp Hài Thanh, Chuyển Chú
và Giả Tá rất là gạt gẫm.
Sử thuyết của giáo sư Kim Định dùng làm nền tảng cho triết thuyết của
quyển sách nói trên là như thế nầy:
Người Tàu xâm nhập Trung Hoa (giáo sư không cho biết họ là ai, xâm
nhập vào thời nào) là dân du mục. Dân ấy gặp Viêm tộc tức Việt tộc, đã biết
canh nông, nhưng theo mẫu hệ chớ không theo phụ hệ như Tàu, rồi tù