NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 139

Ông H. Maspéro là một nhà bác học chưa học khoa chủng tộc học, nên

khi nghe Granet khám phá ra những tục dâm đãng của người Tàu qua
những bài thơ trong Kinh Thi, mà chính người Tàu cũng không hề thấy sự
kiện đó mà còn được Khổng Tử khen nữa, và khi thấy người Thái Thượng
du Bắc Việt cũng có phong tục y hệt như vậy, ông kêu to lên: “Thái là
người cổ Trung Hoa” (Pré-chinois).

Ông có biết đâu rằng dân tộc nào cũng trải qua các giai đoạn tiến hóa gần

giống nhau và Tàu đời Thương, Chu, giống Thái thời nay, không hề có
nghĩa là Thái là cổ Trung Hoa.

Giáo sư Kim Định cũng làm y hệt như vậy, đưa những đám hát trống

quân, hát quan họ của ta rồi so sánh với Kinh Thi và cho rằng ta là cổ Trung
Hoa.

Nên biết rằng những bài thơ trong Kinh Thi phần lớn là dân ca, được

sáng tác trước thời dân Tàu có lễ giáo điệu nhà nho. Dân Tàu đã có dâm
phong thật sự vào thời ấy và đó là sự dĩ nhiên không hề chứng tỏ Thái và ta
là cổ Trung Hoa.

Cũng nên xét qua về hai lối định một câu nhận xét Kinh Thi của Khổng

Tử. Ông Nguyễn Hiến Lê dịch là: “Không dâm”, nhưng ông Trần Trọng
Kim dịch là: “Không nghĩ xằng”.

Ta xem nguyên văn thì thấy là “không nghĩ xằng”. Mà ai không nghĩ

xằng? Không phải độc giả đâu nhé. Khổng Tử nói đến tác giả của những bài
dân ca đó, họ chỉ tả đúng phong tục thời đó, chớ không có ý khiêu dâm.
Tâm vô tà là tâm của tác giả các bài ca, chớ không phải là tâm người đọc, vì
người đọc tuyệt nhiên không thấy sự thật ẩn trong đó, trước khi ông Granet
khám phá ra, thì họ làm sao mà có tà tâm được.

Nhưng Khổng Tử vốn có thấy, y như Granet, vì thế mà nghĩ phải đưa ra

nhận xét trên, để binh vực các tác giả đó, khi nào những bài ấy bị ai lên án

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.