mà ngài phải liên lụy. Nhưng không có chú Tàu nào thấy cả nên Kinh Thi
không bao giờ bị lên án.
Nhiều học giả Tàu và ta cho rằng những bài dân ca Kinh Thi lượm lặt ở
nước Vệ, nước Trịnh, nước Tề, được sáng tác vào đời Chu vì chính vào đời
Chu mới có những nước ấy.
Nhưng không, vào đời Chu thì Tàu đã hết dâm phong rồi hay còn rất ít
mà Kinh Thi thì đầy dẫy dâm phong.
Sự thu lượm ở các nước nói trên, không có nghĩa là được sáng tác vào
đời Chu. Nó được sáng tác trước đó hai ba trào đại, vào đời Hạ cũng nên,
cũng cứ tại những nơi đó, tuy chưa mang tên là nước Nầy, nước Nọ. Khi
người ta thu lượm thì thu lượm tại những nước ấy vừa đã có tên là Vệ, là
Trịnh, v.v., dĩ nhiên là phải thế, nhưng nơi chốn không phải luôn luôn là
thời điểm sáng tác.
Thí dụ những bài dân ca dâm đãng nhứt được thu lượm tại nước Trịnh
mà trước đời Chu thì không có nước Trịnh nhưng đã có quận huyện nào đó
nằm tại nước Trịnh đời Chu và chính dân của các quận huyện ấy đã sáng tác
rồi truyền miệng lại đến đời Chu thì người ta thu lượm, dĩ nhiên là tại nước
Trịnh.
Giáo sư Kim Định đã đặt ra nghi vấn về mấy thiên đầu Kinh Thi:
Viết nhược kê cổ = Việt nhược kê cổ
và cho rằng chính một người Việt đã chép Kinh Thi (trước khi Khổng Tử
san định).
Điều đó cũng có thể, vì có thể một người Việt hiếm hoi bị bắt và trở
thành trí thức Trung Hoa.