NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 16

Trong lần khai quật thứ nhì tìm được một sườn nhà bằng gỗ và tre đã hóa

thạch. Nhà ấy có lối kiến trúc giống như hình nhà khắc nơi trống đồng. Bấy
giờ thì đã chắc một trăm phần trăm là người có trống chôn theo, là đồng bào
với người có nhà, nghĩa là tất cả đều là người bổn xứ.

Y là người bổn xứ, vâng, nhưng cổ vật mà y có, y mua của nước nào, hay

do chính y chế tạo? Người ta phân chất một mảnh đồng thau của cổ vật và
thấy đó là một hợp kim đặc biệt, chắc chắn của bổn xứ, bởi nó khác hẳn
hợp kim của Tàu hay của Ấn Độ, của Tây phương thời đó.

Hợp kim đồng thau (bronze) của Tàu, đã được tả rõ trong cổ thư Chu Lễ,

còn hợp kim của Hy Lạp, La Mã, Ấn Độ cũng được tả rõ trong cổ thư của
các dân tộc ấy, nhờ thế mà so sánh, đối chiếu được.

Thế là đã rõ. Người ta vừa phát kiến được một trung tâm của một nền

văn minh mới lạ.

Trước đó một trăm năm, người ta đã tìm được trống ở nhiều nơi tại Đông

Nam Á, kể cả ở Việt Nam nữa, nhưng người ta chưa hề biết chắc một trung
tâm nào cả của nền văn minh đó, nó nằm trong một khu vực rộng lớn từ
sông Dương Tử cho đến quần đảo Nam Dương, vì trống tìm thấy, nằm trên
mặt đất, có thể ở nơi khác lưu lạc tới, lại không có những món khác như cổ
tiền chẳng hạn để chứng minh tuổi và nguồn gốc của trống, nhứt là không
có ngôi nhà cổ hóa thạch nói trên.

Đông Sơn là trung tâm chắc chắn được phát kiến lần đầu, vì không phải

chỉ có trống, mà có bao nhiêu vật khác nữa, đồng tánh cách, và vì đó là cổ
vật không bị di chuyển bởi đó là đồ đào được trong cổ mộ, người ta biết
chắc rằng nó vẫn nằm tại đó từ xưa đến nay, chớ không phải lượm được
trên mặt đất, hay đào thấy nằm riêng rẽ một mình như bao nhiêu trống đã
tìm thấy, mà nghĩ rằng nó lưu lạc, không thể biết chắc từ đâu trôi dạt đến
nơi lượm được.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.