NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 167

Địa bàn của rợ Đông Di là lưu vực sông Bộc chạy thẳng ra tới biển Đông

tức gồm Hà Nam, Hà Bắc và Sơn Đông ngày nay.

Nhưng người Tàu đã sai lầm, mà phân biệt Đông Di và Nam Man vì cứ

theo lời họ tả thì Đông Di giống hệt Nam Man, cũng xâm mình và nhuộm
răng đen, và ta sẽ thấy, ở một chương sau, rằng rợ Đông Di, đích thị là Việt.

Họ thành công ở hướng Đông, nhưng nạn nhân mãn vẫn chưa được giải

quyết vì thật ra họ chỉ chiếm được có Tây Bắc Hà Nam còn Sơn Đông thì
họ chỉ chiếm được có một vùng nhỏ mà đến đời nhà Chu cứ còn là một
huyện nhỏ, đó là châu Duyện đời nhà Chu và huyện Bộc đời Hán.

Thành thử họ phải tìm con đường thoát thứ tư là phương Nam.

Thời kỳ dân lai căn xâm nhập đất Trung Hoa gọi là thời kỳ xâm lăng,

nhưng từ đây thì cuộc xâm lăng để giải quyết nạn nhân mãn không được
xem như là xâm lăng nữa, mà là bành trướng biên cương. Thế thì cũng cứ là
xâm lăng, nhưng chỉ khác ở cái tên mà thôi.

Họ bành trướng ra khắp bốn phương trời quanh vùng đất mà họ chiếm

được buổi đầu, và cái buổi đầu ấy dài đến hai ngàn năm chớ không phải là
vài trăm năm. Những dân tộc ở bốn phương trời đó đều bị họ gọi là rợ (di)
nhưng họ có cả bốn danh từ rợ khác nhau. Rợ phía Bắc tên là Bắc Địch,
phía Đông tên là Đông Di, phía Tây tên là Tây Nhung, phía Nam tên là
Nam Man. Địch, Di, Nhung và Man đều có nghĩa là rợ.

Tuy nhiên, việc dùng danh từ không cứng rắn lắm, vì đôi khi rợ Bắc cũng

được gọi là Nhung, rợ Nam cũng được gọi là Di.

Nhưng ở phương Nam thì không có sử liệu nói đến một cuộc chiến tranh,

trừ chiến tranh với nước Quỹ Phương dưới đời nhà Ân (tức nhà Thương)
tức sau chiến dịch bành trướng biên cương của nhà Hạ lâu lắm.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.