Nước Quỹ Phương nầy, các sách Tàu khẳng định là tỉnh Quý Châu,
nhưng không được chứng minh, nên ta để đó cái đã, chỉ biết rằng vào đời
Hạ thì người Trung Hoa tiến xuống phương Nam ở trên nước Quỹ Phương
rất xa.
Biến cố nói đến khi nãy, ở cái phương Nam nầy, mới đích thực là biến cố,
một biến cố lớn lao nó biến hẳn chỉ số sọ và tính tình, tâm hồn của toàn thể
chủng Trung Mông Gô Lích, biến cả dân tộc tính của họ nữa, chớ không
riêng gì cái sọ.
Biến cố nầy là cuộc xâm lăng địa bàn thứ nhì của chủng Việt tại núi
Kinh, thuộc tỉnh Hồ Bắc ngày nay, nơi mà về sau, nước Sở được dựng lên.
Sử Tàu, về những sự kiện xảy ra trước đời Chu thì lung tung và sai lạc rất
nhiều.
Có hai câu sử quan trọng mà ta cần mượn khoa khảo cổ Âu châu để kiểm
soát lại, không thôi, bao nhiêu sự kiện sau đó đều bị xáo trộn hết.
Câu thứ nhứt: “Năm Quý Tỵ (2198 T.K.) vua Đại Vũ nhà Hạ hội chư hầu
ở Cối Kê”.
Câu thứ nhì: “Năm Quý Mão (2085 T.K. vua Thiếu Khang nhà Hạ phong
cho con thứ là Võ Dư ở đất Việt”.
Theo khoa khảo cổ Âu châu thì vào hai năm đó, Hoa chủng chưa hề để
chơn xuống vùng hữu ngạn sông Hoàng Hà thì vua Đại Vũ làm thế nào để
hội chư hầu ở Cối Kê, về phía Nam sông Dương Tử, và vua Thiếu Khang
làm gì có quyền phong cho con của ông ta một vùng đất do dân khác đang
làm chủ mà ông ta chưa bao giờ chinh phục?
Có lẽ một vị trí cổ thời nào đó ở Hoa Bắc tên là Cối Kê mà nay mất dấu,
rồi các sử gia đời sau gán ghép như vậy, như các sử gia đời Tống đã sửa văn