NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 170

Một lão thần đáp: “Kiểu Kinh xưa kia là cái rún nước. Nhưng dân càng

năm càng đi sanh cơ lập nghiệp xa về phương Đông mà dân thì có chư hầu
trông coi. Hóa ra chư hầu xa, về chầu vua khó nhọc lắm. Vì thế mà các Tiên
đế mới xây cất thành Lạc Dương, để vua tiếp chư hầu tại đó, vì ngày nay
khác ngày xưa, Lạc Dương mới đích thực là ở giữa nước”.

Đó là chuyện đời Đông Chu, tức sau chuyện nhà Hạ đến 1400 năm, thế

mà họ còn cho là Kiểu Kinh. Thiểm Tây quá xa chư hầu thì không làm sao
mà dưới đời Hạ, vua lại hội chư hầu ở Cối Kê (Triết Giang) được, làm như
thế thì chính nhà vua lại phải nhọc, bằng như nhà vua đó bảnh, không sợ
nhọc, thì các chư hầu phương Tây và phương Bắc lại không thể tới nơi.

Giữa đời Chu, Lạc Dương là rún nước trên thực tế, còn dưới đời nhà Hạ,

nơi nào là rún nước? Dĩ nhiên là An Ấp ở Sơn Tây, nơi nhà Hạ đóng đô thì
Cối Kê ấy phải nằm đâu lối đó.

*

* *

Điểm xuất phát di cư là ngã ba sông Hoàng Hà và sông Vị theo sử gia

René Grousset. Nhưng R.G. không có dẫn chứng. Mà chính vì không dẫn
chứng nên ta mới tin được.

Người Âu Châu viết sử xem sự dẫn chứng là quan trọng vào bậc nhứt.

Nhưng họ có lề lối. Nếu câu sử nào cũng dẫn chứng thì 10 trang hóa ra 100
trang, 400 trang thành 4000 trang. Thế nên họ chỉ dẫn chứng về những điều
mới lạ mà họ nói ra lần đầu thôi, còn những gì được nhiều tài liệu củng cố
từ lâu và được tất cả mọi người đều công nhận thì họ xem là sự hiển nhiên
không cần dẫn chứng nữa.

Sự dẫn chứng đó có ba lối. Dẫn chứng ngay trong câu sử đó, dẫn chứng

sau một chương và dẫn chứng sau sách, tùy câu sử mới lạ nhiều hay ít.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.