NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 169

của thiên Nghiêu Điển thay địa danh Giao Chỉ vào chỗ Nam Giao, khiến ai
cũng ngỡ ta và Tàu đã có liên lạc với nhau rồi vào thời Nghiêu Thuấn?

Có bằng chứng là ở bên Tàu có nhiều nơi trùng tên nhau. Thí dụ ở phía

Bắc nước Ngô có nước Đào, nơi mà Phạm Lão nuôi cò và nổi danh là Đào
Công. Trong nước Tần lại có một nước Đào. Ở nước Sở có đến ba nơi tên là
Sinh đô (hay Dỉnh đô?).

Ở Hà Nam có một nơi tên là Kinh Ấp.

Ở Bắc Hồ Bắc có một nơi tên là Kinh Ấp và nơi đó, tức Kinh Ấp ở Bắc

Hồ Bắc, chính là nơi mà dân Trung Hoa di cư tới vào đời Hạ, như đã nói
trên kia.

Có hai nước Ba, một nước ở sát nước Thục, và một nước ở trong nước

Sở.

Ở Thiểm Tây có đất Mân, đất tổ của nhà Chu, nhưng Phúc Kiến cũng

mang tên là đất Mân.

Thế thì Cối Kê mà sử Tàu nói đến, không thế nào mà là Cối Kê của Câu

Tiễn được. Nhưng Tàu cũng chỉ lầm lẫn địa danh chớ không phải là bịa càn
đâu.

Chính độc giả lầm lẫn chớ không phải người viết sử. Người ta nói đến

Cối Kê ở Hoa Bắc, tại mình hiểu đó là Cối kê ở Triết Giang vì cái Cối Kê
thứ nhì đó vang danh nó ám ảnh mình.

Bằng chứng không thể có việc hội chư hầu tại Triết Giang lộ rõ ra trong

những ngày chuẩn bị dời đô từ Tây sang Đông của nhà Chu.

Vua nhà Chu hỏi các lão thần: “Tại sao vua đóng đô ở Kiểu Kinh mà các

Tiên đế còn xây cất thành Lạc Dương làm gì?”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.