NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 172

không, nên sử Tàu không hề nói đến việc đánh nhau với cái dân dữ tợn là
dân Khuyển Nhung.

Vậy vùng đất 50 cây số ấy có lẽ quá xấu nên Khuyển Nhung không định

cư, bằng chứng là Tàu cũng không thèm dừng chơn lại, mà đi xa hơn, về
hướng Đông Nam, về cái nơi mà ngày nay là tỉnh Hồ Bắc, mà họ đặt tên là
Kinh Cức.

Kinh là tên một quả núi ở đó, còn Cức là một thứ cây hoang dại có nhiều

gai. Nhưng Kinh Cức lại có nghĩa bóng là nơi khốn đốn.

Đó là một thứ Đắc Tô, Đắc Suốt, Tu Ma Rong ở Cao nguyên mà công

chức Việt bị thuyên chuyển lên đó thì kêu trời như bọng, vì là đất khốn đốn,
quanh họ chỉ có núi rừng và người Thượng, còn sa mù thì tới 12 giờ trưa
mới tan, gió và khí trời lạnh như cắt da.

Nhưng đối với người Tàu thì ngược lại, gió và khí trời ở Kinh Cức lại

nóng như thiêu đốt vì họ đã qua vĩ tuyến khác rồi, họ từ vĩ tuyến 35 xuống
vĩ tuyến 30.

Núi Kinh không phải là núi lớn nhứt của Hồ Bắc, cũng không nằm giữa

tỉnh Hồ Bắc. Tóm lại không có gì đặc sắc hay tiện lợi hay khốn đốn hơn nơi
khác, nhưng không hiểu sao bọn di cư lại đi tới đó, lấy nơi đó làm chủ lực
và đặt tên cho cả một kinh, châu Kinh. Đó là một bí mật tưởng không bao
giờ ai khám phá ra được.

Lần đầu tiên trong lịch sử của họ mà người Tàu sang từ tả ngạn Hoàng

Hà sang hữu ngạn Hoàng Hà, tức từ phía trên Hoàng Hà xuống phía dưới
Hoàng Hà.

Sự kiện nầy không mâu thuẫn với cuộc phát kiến đồ gốm đen loại Long

Sơn (Sơn Đông) ở thành Tư Nhai, tại cái hữu ngạn đó vì như đã nói, không
ai định tuổi chính xác được loại đồ gốm ấy và có thể đó là đồ gốm nhà
Thương mà Hoa tộc đã vượt Hoàng Hà đông đảo rồi. Bọn di cư nhà Hạ từ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.