NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 176

Hoàng Hà, đến Kinh Cức, thì làm sao đến đời Thiếu Khang, tức 49 năm sau
đó, họ lại chinh phục được một nơi cách đó hơn 3.000 cây số theo đường
chim bay, ở dưới sông Dương Tử là đất mà dân Việt còn hoàn toàn làm chủ
để mà phong cho Vô Dư.

Ta sẽ thấy rằng rợ Việt ở đó, chống trả mãnh liệt cho tới cuối đời Chu, thì

không làm sao mà chỉ sau có 49 năm, Tàu lại làm chủ được nhiều đất đến
thế, làm chủ tới Cối Kê của Câu Tiễn.

Nhưng hai câu sử trên rất được những người chỉ đọc sử Tàu tin mạnh.

Sự thật thì sử Tàu chỉ chép theo lời khoe của các vua nước Việt chớ họ

không có dựa vào sử liệu nào cả về sự kiện Vô Dư là tổ tiên của các vua
Việt Cối Kê. Đất Việt không hề có nghĩa là nước Việt của Câu Tiễn.

Lối khoe đó giống hệt như là lối khoe của Hồ Quý Ly, ông ấy khoe rằng

ông ấy là hậu duệ của vua Thuấn và vì vậy mà ông ấy đặt tên nước ta là Đại
Ngu, thấy sang bắt quàng làm họ, chớ xét ra thì Hồ Quý Ly cũng láo khoét.
Thật vậy, một họ không thế nào kéo dài từ vua Thuấn cho tới Hồ Quý Ly
mà chưa tuyệt tự (Xin xem chương Họ của Trung Hoa và Việt Nam).

Các vua nước Việt Cối Kê không đủ tinh thần tự trọng, không đủ hãnh

diện quốc gia, thấy Trung Hoa văn minh cao, nước của các ông hùng cường
mà cứ bị họ coi rẻ, nên các ông tình nguyện làm Tàu.

Như vậy câu sử thứ nhứt hoàn toàn sai sự thật, câu sử thứ nhì cũng sai, vì

lời khoe láo của Câu Tiễn ám ảnh người Tàu.

Cái đất Việt nói trong câu sử thứ nhì là tỉnh Hồ Bắc ngày nay, tức đất

Kinh Việt, chớ không phải là nước Việt của Câu Tiễn ở Cối Kê (Triết
Giang).

Về nước Sở, sử Tàu (Sử Ký) cũng lại chép lời khoe của các vua Sở. Các

vua Sở cho rằng mình là hậu duệ của Hiên Viên. Vì Sử Ký đã chính thức

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.