NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 179

Tại sao người Việt ở Hoa Bắc, hễ thua là bỏ đất chạy đi hết, còn ở đây thì

lại chịu hợp tác và hợp chủng? Vì tên Vô Dư không có xâm lăng quân sự,
không có đánh đuổi họ, mà chỉ xin ở trọ thôi.

Lại có bằng chứng rằng từ thời Hiên Viên đến đầu đời Hạ hai dân tộc đã

có quen biết nhau rồi, chớ không phải là mới chạm trán nhau lần đầu như
vào thời Xy Vưu.

Sử Tàu đã chép về các cuộc tuần vu vào đất Việt của đế Nầy, đế Nọ mà

chúng tôi truy ra thì đó là những cuộc xuất ngoại chớ không có tuần thú gì
hết trên một vùng đất mà họ chưa chinh phục được.

Ở đây chẳng những có cuộc hợp chủng trong dân chúng, mà còn hợp

chủng cả trong giới quý tộc vì chính về sau đó, một vài ông vua của nước
Sở (vốn là người Tàu) cũng cưới vợ “man di”, theo như sử Tàu cho biết.

Bấy giờ vua nhà Hạ cũng đã tổ chức việc nước có quy củ, là chia nước ra

làm 9 châu, trong đó đất Kinh Việt được xem là một châu, châu Kinh.

Đã bảo văn minh của họ đã thành hình với khoa kiến trúc, với chế độ vua

thế tập và với kỹ nghệ đúc đồ đồng lớn món thì việc chia nước thành 9 châu
cũng là một điểm của nền văn minh ý thức đó.

Các nhà học giả Pháp thường dịch chữ Châu ra là Province, nhưng sai.

Châu không có trưởng châu, không phải là một đơn vị hành chánh, bằng
chứng là nhà vua có quyền phong đất cho con cháu và công thần trong các
châu, và các thái ấp phong sau ấy, hoàn toàn độc lập, chỉ nghe mệnh lệnh
của vua mà thôi, trên đầu họ không có ai khác, và chắc chắn là không có
trưởng châu, tri châu nào hết.

Như vậy châu chỉ là một vùng đất mà thôi chớ không phải là một đơn vị

hành chánh như người Âu Châu đã ngộ nhận.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.