hướng vào dư đồ, chớ ở đó, cả dân lẫn vua đều là Việt thuần chủng, mà
cũng chẳng hề là đất bảo hộ lỏng lẻo của Tàu.
Cứ theo luận cứ của giáo sư Kim Định thì 9 châu lẽ ra phải ở trên sông
Hoàng Hà vì giáo sư chỉ nói đến địa bàn của vua Vũ. Nhưng sự thật thì
trong đó có hai châu ở dưới sông Dương Tử là châu Kinh và châu Dương.
Ở đây giáo sư Kim Định lại cũng mâu thuẫn là bài thì nói như thế nhưng
ông lại cho vẽ (hay vẽ theo sách Tàu thì không rõ) hai châu ở lưu vực
Dương Tử, và hơn thế vị trí của 9 châu của ông rất là kỹ hà học y như hình
vẽ về chế độ Tĩnh Điền.
Có đâu mà đều đặn như thế. Và nhứt là châu Từ lại không nằm ở chỗ mà
ông vẽ.
Trong bài giáo sư viết: Châu Dương gồm cả Thái Hồ.
Viết như vậy là đúng. Chỉ phiền là Thái Hồ nằm ở gần biển Đông. Trong
bức dư đồ có vẻ Tĩnh Điền của giáo sư thì vị trí của Thái Hồ ở tỉnh Giang
Tô, lại bị châu Từ chiếm mất, trái hẳn với lời ghi chép của thiên Vũ Cống
của Kinh Thi mà giáo sư cũng nghe theo, là châu Dương ăn tới tận biển
Đông.
Sự thật thì châu Từ ở trên châu Dương, châu Dương là châu cực Đông
Nam của Tàu, ở Đông của châu Dương là biển cả, không còn châu nào khác
được nữa hết.
Đó là một bức dư đồ cố ý vẽ sai, không rõ sự cố ý ấy là của chính giáo sư
hay của Tàu mà giáo sư vẽ theo nhưng thiếu kiểm soát, vẽ sai để cho ăn
khớp với những chủ trương khác.
Trong dư đồ sai đó, cái châu cực Đông Nam lại mang tên là châu Từ.
Nếu không vẽ sai như thế, dư đồ sẽ không ăn khớp với chế độ Tĩnh Điền.