NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 185

Nhưng không hẳn là Vũ Cống đã sai. Người Tàu thời xưa khá dễ dãi về

tứ phương, và họ nói như vậy là nói theo quan điểm của người Hoa Bắc,
đứng trên sông Hoài nhìn xuống mãi thì quả thật tới biển Đông.

Đó là hai châu có tánh cách đặc biệt hơn bảy châu khác nhiều lắm. Tuy

nhiên, có châu Duyện ở tỉnh Sơn Đông cũng giống hệt như vậy, tức co, giãn
không chừng.

Cho tới đời nhà Chu mà ở phương Đông, người Trung Hoa cứ còn phải

đánh nhau mãi với rợ Đông Di và sứ mạng diệt Đông Di do nước Tề đảm
nhận.

Dân di cư cứ đông lần lên cho đến đời vua thứ ba của nhà Chu thì Trung

Hoa mới phong thật sự cho một nhà quý tộc Trung Hoa là Hùng Dịch, với
tước Tử, là tước kế chót. Vì đó là đất man mọi, mà theo quan niệm Trung
Hoa họ Hùng không phải là Hoàng thân quốc thích mà chỉ là con cháu của
một gia đình làm thầy dạy con vua học, nên không được phong ở một vùng
đất lớn, như là bọn bà con của vua.

Nhưng dầu sao Kinh Việt cũng bảnh vì bao nhiêu nước khác dọc bờ

Đông sông Hán đều bị Hùng Dịch gọi là “rợ Hán Đông” hết thảy, thì tức y
là sếp của một cộng đồng Trung Hoa độc nhứt ở đó, trừ nước Trần ở phía
Bắc của y thì không kể.

Hùng Dịch làm tròn sứ mạng cho đến năm con cháu y ly khai với chính

quốc. Nhưng đó là chuyện của một chương sau.

Nhưng dân Việt ở Kinh Man ra sao? Đã bảo tên Vô Dư bị bỏ chợ, chính

quốc không biết tới y nữa, thành thử chính quốc cũng không có tả dân Việt
đó. Nhưng về sau, thì nhóm Trung Hoa di cư và chính quốc có liên lạc với
nhau, và nhờ thế mà Tàu Hoa Bắc mới biết Việt đó.

Thật ra thì họ đã biết Việt tại sông Bộc ở Hoa Bắc trước đời Hạ, nhưng

trước đời Hạ không có sử thành văn, còn truyền thuyết thì vì quá lâu đời

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.