NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 187

Ta thử tìm xem chơi cái ngôn ngữ của nước Sở ấy ra sao, chỉ thử chơi

chớ chữ Hán phiên âm tiếng Sở, đã sai rồi, rồi bị các nhà nho ta đọc sai một
lần nữa thì chẳng còn gì cả.

Đời nhà Hán, nước Ấn Độ tự xưng là Hanh Đu. Ông Tàu phiên âm và

đọc là Tsin Tu cũng tạm được, nhưng vẫn sai, thế mà các cụ nhà Nho ta đọc
ra là Thân độc thì chỉ còn có trời mà biết Thân độc là cái gì.

Chỉ có các biểu địa cầu đưa ra những danh từ đọc đúng theo những kẻ

nói ngôn ngữ ấy, ngày nay, mới là có nghĩa gì.

Nhưng ta cứ thử.

Đọc sử nước Sở, thấy họ có một viên tướng, họ là Đấu tên là Nậu ô Đồ.

Tương truyền viên tướng ấy thuở còn là hài nhi được cọp nuôi, nên mới có
tên như vậy, và đó là đặt theo ngôn ngữ của nước Sở (theo sử của nước Sở
đã chép). Trong ngôn ngữ đó Cọp, gọi là Nậu, gọi là Ô Đồ.

Ngày nay thì ở Nam Dương, họ nói là Sú Sú. Có ăn với Ô Đồ hay

không, qua hai ba lần phiên âm?

Còn cọp thì họ gọi là Hari Mâu, có ăn với Nậu hay không, qua bao nhiêu

lần phiên âm? (chữ Hari chỉ là trợ ngữ có nghĩa là trời, Trời cọp, như ta nói
ông cọp).

Nhưng ở chương ngôn ngữ tỷ hiệu, ta mới thấy sự thật hiển nhiên, đây

chỉ là sẵn đà mà viết vậy thôi, và xin tạm biệt ông tướng Mâu Sú Sú (Nậu ô
Đồ). Ta đã thoáng thấy rằng Việt là Mã Lai chánh hiệu rồi đó, ít ra cũng là
Việt ở nước Sở, chớ tổ tiên ta thì lại còn là một thứ Mã Lai khác nữa.

Tàu đã biết gì về Việt ở phía dưới sông Hoàng Hà?

Thứ nhứt, chữ Việt nguyên thỉ viết rất kỳ lạ: một nét ngang dài và một cái

móc ở dưới. Đó là chữ Việt cuối đời nhà Thương, đầu đời nhà Chu, chớ đời

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.