NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 186

nên thất truyền, vì thế mà cho tới đời Chu Thành Vương, khi Hùng Dịch
được phong, thì dân Việt mới được Trung Hoa biết rõ.

Hơn thế, Việt Hoa Bắc không được gọi là Việt thì nếu họ có tả, ta cũng

không dè rằng họ tả dân Việt. Họ chỉ tả rõ Đông Di mà thôi, rợ nầy nhuộm
răng đen, nhưng nhờ các tài liệu cổ khác mà ta ráp nối lại với nhau, ta mới
biết rợ Đông Di là Lạc bộ Trãi và là cái gì nữa ta sẽ biết ở một chương sau,
rất quan trọng.

Xin nhắc lại rằng Việt ở dưới sông Hoàng Hà là dân không phải Tàu, đã

có mặt ở Hoa Bắc, nhưng bị đổi tên mà thôi, chớ không phải là chỉ ở Hoa
Nam mới là có dân Việt. Dân ở trên kia cũng là Việt, nhưng bị Tàu gọi là gì
và xưng là gì ta sẽ rõ.

Dân Việt ở Kinh Man ra sao?

Mãi cho đến đời Xuân Thu, tức một ngàn năm đã qua rồi, mà Tả Khẩu

Minh còn ám chỉ một “ngôn ngữ Việt”. Quả thật thế, Tả Truyện kể chuyện
quan lịnh doãn nước Sở là Tử Ngươn đi đánh nước Trịnh, đến bên thành
Trịnh thì thấy dân chúng bình tĩnh như không có gì, lại còn lên đầu thành
mà nói chuyện với xuống bằng tiếng nước Sở tức tiếng Việt.

Câu chuyện nầy xảy ra dưới đời Đông Chu mà nước Trịnh nằm vắt ngang

sông Hoàng Hà, “nửa Nam, nửa Bắc”, nói theo sử Tàu. Dân Việt ở nước
Trịnh đã bị Hoa hóa hết cả rồi và họ nói tiếng Tàu, nhưng nhờ ở giáp ranh
với nước Sở, nên họ biết ngôn ngữ của Việt đất Sở chưa hoàn toàn bị Hoa
hóa, chớ không phải họ là dân Việt đâu.

Xin đừng lầm lẫn danh từ Sở ngữ nầy của Tả Truyện với danh từ Sở ngữ

của sách giáo khoa Tàu ngày nay. Sở ngữ của Tả Truyện là tiếng Việt, còn
Sở ngữ của sách giáo khoa Tàu ngày nay là tiếng Tàu nhưng giọng Hồ
Quảng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.