NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 223

vào những gì đã xảy ra ở đợt trước (tức ở Long Xuyên và các vùng khác
phía trên)”.

Vì không có sử liệu về trồng người và di cư ở Cổ Việt, nên sử gia

Nguyễn Phương đã suy luận để chứng minh rằng có. Đó cũng là một
phương pháp làm việc mà đôi khi, bất kỳ ai cũng phải làm. Đó là chứng tích
gián tiếp.

Nhưng suy luận như vậy, hỏi có khoa học hay không? Những gì nhà Tần

đã làm ở Nam Hải, nhà Hán có bắt buộc phải làm ở Cổ Việt hay không, và
nếu muốn, có đủ khả năng làm hay không? Chúng tôi sẽ chứng minh rằng
không.

Sự thật thì không có tài liệu nào nói đến chánh sách trồng người của nhà

Hán tại Cổ Việt hết. Sử gia rất tin sử Tàu, cái gì sử Tàu bảo có là sử gia nói
có, bảo không sử gia nói không. Trong trường hợp trồng người, tài liệu nhà
Hán không có, sao sử gia lại tin rằng có, và cố tìm? Sử gia đã không tìm
được, nên sử gia dùng tài liệu gián tiếp để suy ra sự kiện ấy.

Không thể nói sử viết về đời Hán kém hơn sử viết về đời Tần, thì sự vắng

bóng của sử liệu đủ chứng minh rằng sự kiện không có xảy ra.

Hay là sử gia hiểu lầm về địa danh Giao Chỉ? Nên nhớ rằng địa danh ấy,

dưới đời Hán trỏ một vùng đất lớn, gồm Quảng Đông, Quảng Tây và Cổ
Việt Nam. Nhưng dưới đời Tần thì không, bởi chúng tôi sẽ chứng minh
rằng Tàu không có chiếm cổ Việt.

Có chánh sách trồng người ở cái vùng Giao Chỉ đó thật sự nhưng sự

trồng người thật ra chỉ giới hạn trong huyện Long Xuyên, vì Triệu Đà muốn
nhiều mà thực hiện được rất ít, bởi ba vạn phụ nữ thì không đủ cho toàn
tỉnh Quảng Đông, tức quận Nam Hải, còn đâu để mà thành chánh sách
trồng người ở Cổ Việt Nam.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.