NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 224

Hàng trăm năm sau, vùng Giao Chỉ đó mới được tách làm hai, Quảng

Đông, Quảng Tây gọi là Quảng Châu, còn Cổ Việt Nam thì gọi là Giao Chỉ
(Bắc Việt), Cửu Chơn, Nhựt Nam (Bắc Trung Việt).

Cái Giao Chỉ thứ nhì nầy chẳng dính dáng gì tới cái Giao Chỉ thứ nhứt cả

về dân tộc và địa lý.

Nhưng ta nên đi theo sử gia cho đến cùng để cùng xét những tài liệu gián

tiếp ấy, xem có đúng không.

Sử gia trích Thủy Kinh Chú: “Năm Kiến Võ thứ 10, Mã Viện tâu trình

vua rằng: Thần đã cẩn thận tiến vào Giao Chỉ với một toán binh Giao Chỉ là
12.000 người, hợp với đại binh 20.000”.

Sử gia bác lối giải thích của H. Maspéro. Ông ấy cho rằng 12.000 binh

Giao Chỉ ấy là người mộ được trong tỉnh Quảng Đông vì địa danh Giao Chỉ
thời ấy có hai nghĩa, đất Giao Chỉ thật sự và những quận khác do thứ sử
Giao Chỉ cai trị.

Và sử gia cho rằng chỉ có một lối hiểu thôi. Đó là Người Tàu đang sinh

sống tại xứ Giao Chỉ (Bắc Việt). Ý sử gia muốn chứng minh rằng ngay
trước khi Mã Viện đến mà cũng đã có di cư nhiều lắm rồi nên mới mộ được
12.000 người Hoa kiều ở Giao Chỉ (Giao Chỉ thứ nhì).

Sự thật thì cả hai lối hiểu đều là những lối hiểu chủ quan, không hơn

không kém, cứ hiểu như vậy, biên ra cũng không sao, nhưng dùng để làm
chứng tích cho một giả thuyết quan trọng thì không được phép.

Người ta lại có thể hiểu theo lối thứ ba nữa thì bảo sao? Đó là những

người Giao Chỉ phản quốc, phục vụ cho địch, vì lẽ nầy hay lẽ khác. Thuở
ấy biên giới giữa các quận của Tàu ở đó không có đóng lại, nên dân Giao
Chỉ sang Quảng Đông rất dễ dàng, thì sao Mã Viện lại không mộ được hạng
người Giao Chỉ đó tại Quảng Đông?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.