NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 227

Và nếu quả họ đã làm thế, chánh phủ Trung Hoa có gọi đó là thành hay

không? (Hậu Hán thư là sử của nhà nước).

Trong lịch sử thế giới, khi nào mà chánh phủ võ trang quần chúng, là bị

ngay cái quần chúng võ trang ấy lật họ. Đó là kinh nghiệm đau đớn mà Tàu
đã phải gánh chịu nhiều lần, suýt mất nước, thì hẳn chánh phủ Trung Hoa
không bao giờ dám nhìn nhận bọn nhân dân tự vệ ấy cả đâu.

Hơn thế khi mà bốn ngàn quân chiếm đóng đã thua chạy mất hết rồi thì

thử hỏi thường dân Trung Hoa, không biết đánh giặc, có đủ can đảm tự vệ
theo lối sử gia nghĩ ra hay không? Hẳn là không.

Trải qua lịch sử bành trướng của Trung Hoa, họ đã từng bị các thứ dân bị

trị đánh đuổi, nhưng không hề có việc nhân dân tự vệ như thế. Những thành
mà sử gia Nguyễn Phương biết là những thành lớn, huyện lỵ chẳng hạn,
nhưng ngoài huyện lỵ ra, hẳn còn phải có nhiều thành nhỏ nữa, mà sử Tàu
không có ghi vì nó quá nhỏ, nên họ chỉ đếm đầu khi các thành nhỏ ấy bị
chiếm, mà không kể tên.

Lần mãi cho đến đầu đời chúa Nguyễn, sử gia mới thêm được các nhóm

Dương Ngạn Địch, Trần Thắng Tài và Mạc Cửu, nhưng đó là giọt nước
trong đại dương vì dân ta đã non một triệu hồi cổ thời, lên đến hơn 10 triệu
rồi thì ba ngàn người Tàu, kể ra làm gì?

Bất kỳ người nào muốn bác ức thuyết của sử gia Nguyễn Phương đều có

thể đưa ra nhiều sự kiện rất vững, để chứng minh trái lại.

Chẳng hạn như cái tên Annam Đô hộ phủ. Nếu quả người Tàu sang đây

càng ngày càng đông cho đến đỗi thành đa số tuyệt đối, thành “công dân
duy nhứt ở đồng bằng sông Nhị và sông Mã”,
thì hẳn dưới thời Đường, sự
đa số tuyệt đối phải xảy ra rồi, vì đến đời sau, đời Tống, là người Tàu ở đó
sẽ tách riêng ra mà tự lập (Đinh Bộ Lĩnh).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.