NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 238

Sử gia Nguyễn Phương chắc cũng chưa tiêu hóa nổi chính cái thuyết của

mình, nên chi ông mâu thuẫn trong lời nói. Có khi ông viết: “Ngô Quyền
giành độc lập”
có khi viết: “Nước Việt Nam… rụng ra khỏi cây mẹ”.

Sự tách rời ra khỏi nước mẹ, đã xảy ra trong lịch sử của nhiều quốc gia,

nhưng nó khác việc tranh đấu giành độc lập, mặc dầu trong hành động trước
cũng có tranh đấu; cũng có độc lập, nhưng trong hành động trước là đồng
chủng với nhau, trong hành động sau là chống xâm lăng.

Có một chi tiết mà không thấy sử gia nào của ta nói đến, là mặc dầu đặt

quận, huyện ở Giao Chỉ, người Tàu không bao giờ trực trị ta cả.

Bằng chứng không trực trị là các quan thứ sử phải nộp cống hàng năm,

đến đời Đường, cũng còn cống. Đây là cống phẩm của Giao Chỉ, dưới đời
Đường: chuối, cau, mật chiên (?), lông chim sả (Phỉ túy).

Sử nói đó là thổ cống, nghĩa là còn có những cống phẩm khác, không nói

ra vì không đặc sắc: như vàng, bạc, chẳng hạn (trích Phương Đình Dư địa
chí
).

Hễ các quận, huyện bị trực thị thì dân ở đó phải đóng thuế, còn quan thì

không có cống gì hết. Đằng nầy quan đầu xứ lại phải cống như là một
phiên vương thì chắc chắn sự cai trị Giao Chỉ nằm lưng chừng giữa chế độ
phiên thuộc vậy.

Mà tại sao lại thế? Là tại thổ dân quá đông mà lại không quen phải chịu

sưu thuế nên không đóng thuế trực tiếp và Trung Hoa đành phải lấy thuế
gián thu dưới hình thức cống phẩm, đến đời Đường, Giao Chỉ gần độc lập
rồi, vẫn còn cống.

Những điều trên đây chứng tỏ rằng thổ dân chiếm đa số tuyệt đối, một đa

số lớn cho đến đỗi quan hệ chánh trị giữa Giao Chỉ và Trung Hoa phải mềm
dẻo uốn mình theo. Nếu người Tàu là đa số thì chánh sách của Trung Hoa
hẳn đã phải khác, thâu thuế, chớ không nhận cống phẩm.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.