Chẳng hiểu ngôn ngữ của man di
…
Bên đường mồ mả liên kế nhau
Phần lớn là của người Trung Quốc xa nhà”.
Qua bài văn của Vương Dương Minh, ta thấy gì? Là mãi cho đến năm
1515, tức tương đối rất gần đây, mà ở Hoa Nam còn hiếm dân Trung Hoa
cho đến đỗi viên lại mục phải ngủ trọ ở nhà thổ dân.
Quan Trung Hoa thì có, nhưng cũng hiếm lắm, nên kẻ bạc phước mới
không dè rằng có Vương Dương Minh ở Long Trường để mà tìm đến.
Ta lại thấy mồ mả người Tàu chết đường nhiều quá khi họ xuống phương
Nam. Sự kiện ấy hẳn không làm cho họ ham di cư sang tận Giao Chỉ đâu, vì
Giao Chỉ còn xa hơn nhiều.
Như vậy thử hỏi 8 trăm năm về trước, có thể có người Tàu di cư sang xứ
ta đông đáng kể chăng?
Sử gia Nguyễn Phương có đưa ra một câu chuyện, không biết để làm gì,
vì câu chuyện đó hoàn toàn vô ích đối với quyển sách của sử gia. Đó là
chuyện quan Thứ sử Doanh Châu Lư Tổ Thượng đời Đường, từ chối đi làm
Thứ sử theo chỉ định của vua Lý Thế Dân, nên bị chết chém.
Nhưng đó là gậy ông đập lưng ông, vì sử gia chép thiếu một câu quan
trọng mà nay chúng tôi đưa ra đây: “Đi Giao Chỉ, thì không có về, thà là tôi
chịu chết mà được chết ở quê nhà”.
Cho tới đời Đường rồi mà người ta còn sợ Giao Chỉ đến thế. Mà đó là
nhơn vật cao sang nhứt Giao Chỉ, nếu ông ấy chịu đi. Điều kiện sống của
ông sẽ giúp ông dễ chịu phần nào mà ông còn chọn cái chết chém thay cho
việc đi Giao Chỉ thì hẳn thường dân không ham Giao Chỉ lắm đâu.