Hoàng.
Nhưng nói về Hoa kiều ở Việt Nam, có lẽ người miền Nam rất thạo bởi 9
phần mười Hoa kiều sống tại miền Nam, chớ không phải tại miền Bắc và
miền Trung.
Tất cả những Hoa kiều ở miền Nam, cho dẫu tới đây dưới trào Minh, trào
Thanh hay trào Trung Hoa dân quốc sau 1911, đều tự xưng là Thoòng dành
tức Đường nhơn.
Hỏi họ tại sao không tự xưng là Hán dành vì thường thì họ hãnh diện về
nhà Hán hơn (họ xưng với các nước khác rằng họ là Hán tộc) thì họ đáp
rằng, khi họ ra đi, người trong nước họ, dặn phải tự xưng như vậy,
không vì hãnh diện nào, mà chỉ để cho người Việt Nam dễ biết họ là ai,
bởi những Việt Nam bắt đầu biết rõ họ dưới đời Đường.
Người Trung Hoa rất thích khoe khoang về nhà Hán của họ mà khi họ
phải hy sinh cái nhà Hán vĩ đại đó thì hẳn ta phải tin rằng họ nói sự thật chớ
không phải bịa chuyện, về cái vụ Đường ấy.
Và quả chúng tôi bắt được chứng tích không thể chối về sự kiện nói trên.
Trong sách Khâm Châu Chi có chép: “Tướng Trường Châu có quân
mạnh, gồm được hết các quận Uất Châu (Quảng Tây) rồi đầu hàng nhà
Đường. Từ đó nước Trung Quốc mới có đường thông thương với Giao
Châu và Ái Châu”.
Thế là rõ. Trước đời nhà đường, tuy cũng có đường, nhưng là đường
băng rừng của các đội viễn chinh, mấy trăm năm mới được sử dụng một
lần, nên quân lính đi qua rồi thì thành rừng trở lại. Chỉ sau cuộc đầu hàng
nhà Đường của tướng Trường Châu, kẻ đã mở mang Uất Châu, thì mới có
đường đi thật sự và dân Tàu mới di cư đến được.