NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 250

Thế nên bọn di cư mới quen tự xưng là Đường Nhơn (Thoòng Dành).

Nhưng nhà Đường thì quá mới, vì man di Lạc Việt sắp thu hồi độc lập rồi,
trước khi bị bọn di cư làm cho thiểu số.

Nhưng hễ họ thu hồi độc lập rồi thì họ hạn chế di cư và không bao giờ họ

thiểu số cả.

Trên kia, chúng ta vừa nói đến danh xưng Ngô là xưng theo thói quen

buổi đầu. Nhưng đó là thói quen của ta. Thói quen của họ là Đường. Ai nói
đúng hơn ai?

Ta chỉ có thể hiểu là ai cũng nói đúng cả. Ngô là thời mà thường dân Tàu

bắt đầu tới đây nhưng chỉ thưa thớt thôi và Đường là thời mà họ bắt đầu tới
đông, nên mới nổi danh và được ta biết rõ, và được họ tạm dùng để chỉ căn
cước của họ.

Dầu sao, cuộc di cư bắt đầu cũng chỉ mới xảy ra lối năm 240 S. K., còn

sự kiện tới đông hơn thì còn quá mới, tức năm 720 (Trung điệp nhà
Đường).

Chính vào đời Đường ấy mà theo đối chiếu của ông H. Maspéro, mái nhà

của người Trung Hoa bắt đầu cong quét lên y như mái nhà có hình khắc
trong trống đồng Đông Sơn, và đó là lối kiến trúc đặc biệt của chủng tộc
Mã Lai, chớ dân Trung Hoa từ đời Đường trở về trước, cất nhà y hệt như
nhà Tây, tức nóc không oằn, mái không cong quớt lên (xin xem chương
Dấu vết Mã Lai).

Nhưng cũng nên nhớ rằng sự “nhiều” đó, chỉ là tương đối với đời Ngô,

chớ việc Lư Tổ Thượng, người đời Đường thà chịu chết chớ không đi làm
quan đầu xứ ở Giao Chỉ cho thấy quá rõ rằng người Tàu chưa dám di cư
vào đất Việt, cả dưới đời Đường ấy nữa. Chúng tôi lại trích Hải ngoại kỹ sự
do chính sử gia Nguyễn Phương dịch, tài liệu nầy là tài liệu cuối thế kỷ
XVII, tức mới đây thôi, và chúng tôi ưa dùng nó vì đó là dịch phẩm của sử

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.