NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 251

gia họ Nguyễn, sử gia có thấy nó có giá trị nên mới dịch, thì không thể nói
là sách ấy sai.

Xin trích một đoạn ngắn của bài khảo cứu của giáo sư Trần Kinh Hòa

đăng sau các chương của quyển “Hải ngoại kỹ sự”:

“Trong thời gian lưu trú ở Hội An lần thứ hai, Đại Sán thấy trong bọn

Hoa kiều có hai người kế nhau tạ thế. H.N.K.S. chép rằng “bản chất con
người phương Bắc đến đây hay sanh bịnh…”. Tuy chết sống do mạng trời,
nhưng người cũng có quyền di chuyển chẳng qua vì cớ Bắc Nam bất phục
thủy thổ mà ra cả”.

Đó là chuyện xảy ra năm 1665. Thích Đại Sán lại là người Hoa Nam,

sống ở Hạ chí Tuyến từ lúc lọt lòng, tức ông và những người chết đã quen
được phần nào với khí hậu nhiệt đới của Việt Nam.

Chuyện gì xảy ra 1665 năm trước đó, năm mà Mã Viện sang xứ ta, nhứt

là họ Mã và đại đội binh mã của y đều là thứ người nói tiếng Trung Hoa
giọng Quan Thoại, tức người ở kinh đô Tàu mà đến, người của vùng khí
hậu lạnh, nhứt là kinh đô Tàu thuở ấy lại là Lạc Dương, Trường An, toàn là
những nơi có khí hậu lục địa, khác hẳn khí hậu lạnh mà có gió mùa ở Sơn
Đông, tuy vẫn còn quá lạnh nhưng hơi giống phần nào với khí hậu Giao
Chỉ, chớ khí hậu lục địa (climat continental) của các kinh đô Tàu xưa thì
khác một trời một vực với khí hậu ở dưới Hạ chí Tuyến? Cái câu chuyện gì
đó rất là dễ biết, là Tàu Hoa Bắc không sống được trong khí hậu bán nhiệt
đới của Giao Chỉ, còn Tàu Hoa Nam thì mãi đến đời Nguyên (theo Marco
Polo) thì chưa thành Tàu hẳn để mà giỏi công nghệ và thương mãi, để đi
kiếm ăn xa được.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.