NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 253

*

* *

Thắng xong Chiêm Thành lần cuối cùng vào năm 1633, ta không trực trị

họ, biến xứ Panduranga thành trấn Thuận Thành, nhưng viên trấn thủ vẫn
cứ là người Chiêm Thành. Đó là một người trong quý tộc Chiêm thành hợp
tác với ta và lấy tên họ Việt Nam.

Tình thế đó cứ kéo dài như vậy trên hai trăm năm, có lần họ theo Tây

Sơn để đánh lại chúa Nguyễn, nhưng sau đó, dẹp Tây Sơn rồi, chúa Nguyễn
chỉ thay đổi quan trấn thủ mà thôi, cũng cứ là một người trong quý tộc
Chiêm Thành thân Việt, chớ không hề trừng phạt dân chúng bằng cách trực
trị. Cho tới năm Lê Văn Khôi nổi loạn tại Gia Định, viên trấn thủ Chiêm
Thành theo Lê Văn Khôi, sau đó Khôi bị dẹp rồi, vua Minh Mạng mới trực
trị trấn Thuận Thành. Vua Minh Mạng thấy rằng như thế là dòng Chiêm
Thành bị dứt hẳn nên có lập đền thờ các vua Chiêm Thành bên bờ sông
Hương, gần chùa Thiên Mụ, đúng theo truyền thống các vua chúa ta, hễ một
trào đại diệt một trào đại khác rồi thì lập đền thờ ngay, đó là giữ đạo thờ
cúng tổ tiên hộ kẻ bị tuyệt tự. Truyền thống nầy bên Trung Hoa chẳng
những không có mà trái lại, bên ấy mỗi lần một trào đại lên là đốt cung điện
và thái miếu, quật mồ của trào đại trước, họ cố ý mà làm thế, vì lý do tôn
giáo: họ tin rằng làm như thế tức là phá cái phong thủy tốt của địch, phong
thủy tốt ấy mà bị tàn phá rồi thì địch không bao giờ cất đầu lên được nữa
cả.

Hạng Võ đã nói láo khi rêu rao rằng nhà Tần xa xỉ hại dân, nên cần đốt

cung điện Tần. Nhưng đốt xong rồi thì Hạng Võ, rồi tới các vua nhà Hán lại
xây cất cung điện khác, hóa ra dân mắc họa đến hai lần. Sự thật, đó là chiến
thuật phá phong thủy của địch.

Ta không có làm như thế, đời vua nào cũng vậy, mà còn trái lại nữa.

Nguyễn lập đền thờ các vua Lê, Lê lập đền thờ Trần, Trần lập đền thờ Lý,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.