minh bạch hơn, chỉ đúng vào thời mà tất cả thuộc địa mới của nhà Hán đều
được gọi là Bộ Giao Chỉ, mà không đúng khi danh xưng mất nghĩa là BỘ,
chỉ còn là QUẬN mà thôi, và quận ấy thu hẹp lại ở Bắc Việt chớ không
gồm Tây Âu, Tượng Quận nữa.
Tưởng bài nghiên cứu của Lão Cán là đủ lắm rồi, vì ông ấy nói có bằng
chứng hẳn hòi, chớ không đoán mò, nhưng ta cũng cần xét qua các cuộc
đoán mò của Tây, Tàu, Nhật, Việt vì chúng tôi đã vạch ra sự khác biệt nhau
về hai danh xưng Giao Chỉ rồi mà có người cứ còn tin rằng:
Cổ Việt = Tượng Quận
Cổ Việt = Tây Âu
Sự sai lầm, trong đoạn nầy, thật là rối như mớ bòng bong vì có nhiều
sách ta vẽ một bức dư đồ mà trong đó từ Lưỡng Quãng cho tới Huế đều bị
mang một cái tên độc nhứt là Tượng Quận.
Họ quên mất rằng Tượng Quận chỉ là một cái quận nhỏ trong vùng đất
lớn ấy và nếu có lầm lẫn thì chỉ nên lầm lẫn bằng cách nầy là gọi là vùng
lớn đó là Giao Chỉ bộ, theo lối gọi sau năm 111 TK, chớ sử Tàu không có
bao giờ mà định vị trí Tượng Quận kỳ khôi như vậy.
Họ Chu và họ Cố nói rằng Tượng Quận, hoặc Tây Âu ở trong Giao Chỉ
là trong cái Giao Chỉ I đó, chớ không bao giờ nói rằng tất cả đều tên là Tây
Âu, tên là Tượng Quận.
Sử Tàu xưa viết tắt rất nhiều sự kiện khiến người không nhìn kỹ vào đó,
cứ gán chỗ nầy cho chỗ kia, họ không nói rõ là có đến hai danh xưng Giao
Chỉ thuộc vào hai thời kỳ cách nhau ba trăm năm, và Giao Chỉ I và Giao
Chỉ II khác xa nhau một trời một vực. Tuy nhiên, đọc kỹ vẫn thấy được sự
thật ở đâu.
Xin nhắc lại là danh xưng Giao Chỉ I, liền sau 111 T.K. gồm có Tây Âu,
Tượng Quận, còn danh xưng Giao Chỉ II thì chỉ trỏ có Bắc Việt mà thôi.