NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 288

Đó là cái nôi của văn hoá, của văn minh, của chánh trị, của dân Lạc Việt,

y như Paris là cái nôi của Pháp từ ba ngàn năm rồi.

Khi Mã Viện đánh thắng ta xong thì y chạy sớ về Lạc Cương tâu xin chia

huyện Tây Vu thành huyện Phong Khê và Vọng Hải, vì huyện đó quá đông
dân cư, có đến 32 ngàn hộ, tính trung bình thì có đến 160.000 khẩu trong 32
ngàn hộ đó. Vào đầu Tây lịch mà một huyện chứa bấy nhiêu người như vậy
là quá đông, sánh với ngày nay (1965) mà toàn tỉnh Châu Đốc chỉ có 90
ngàn người Việt Nam, mà đó là một tỉnh được xem là trù phú.

Chúng tôi thường khen các ông Tây đọc sử Tàu kỹ hơn ta và Tàu, và quả

đúng như vậy. Đất Tây Vu và ông vua Tây Vu Vương đều do các ông Tây
khám phá ra, qua cổ sử Trung Hoa.

Đó là một tài liệu phụ, âm thầm nằm riêng trong phụ lục của Hán thư

trong biểu Công thần.

Vua Tây Vu Vương là phiên thần của Triệu Đà. Khi họ Triệu bị Lộ Bác

Đức diệt thì ông nầy toan nổi loạn, nhưng bị tuỳ tướng là Hoàng Đổng hạ
sát, nên Hoàng Đổng mới được nhà Hán xem là Công thần. Chính cái biểu
Công thần tăm tối ấy mà không ai buồn đọc, đã tiết lộ sự kiện mới lạ đó.

Hoàng Đổng là người Tàu, và đó là cán bộ nằm vùng mà Triệu Đà đặt ra

để kiểm soát Tây Vu Vương, vốn là người Lạc Việt.

Nói Tây Vu Vương gồm 6 tỉnh, nhưng thật ra thì chỉ có 4, vì Việt Trì

không phải là một tỉnh như các ông Tây đã viết còn Vĩnh Yên và Phú Yên
thì quá nhỏ bé, nên sau Pháp sáp nhập lại thành một, tỉnh Vĩnh Phúc.

Cái nước Tây Âu nhỏ xíu của giáo sư Trần Kinh Hoà lại còn không thể

làm được một công việc tày đình mà ông vua đất Giang Hoài là Lưu An đã
chép trong sách Hoài Nam Tử: 30 ngàn nhà làm sao chống nổi với 500 ngàn
lính Tần trong ba năm và giết tổng tư lệnh của họ?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.