NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 30

Đành rằng khó lòng mà khi đặt ra danh từ mới, một nhà khoa học không

nghĩ đến cái gì, trường hợp đặt tên đâu thì họ nghĩ đến tên xứ đó. Ở đây hẳn
ông đó đã nghĩ đến xứ Indonésie, ở đó có rất đông dân Cổ Mã Lai. Nhưng
đó là một ý nghĩ phất phơ, không có tánh cách đồng hóa xứ và dân, và nếu
ông ấy giàu tưởng tượng, ông ấy đã thấy rằng người ta sẽ ngộ nhận bởi ở
Việt Nam cũng có Cổ Mã Lai, ở Cao Miên, ở Thái Lan, Miến Điện, Trung
Hoa cũng thế thì ông ấy nên tránh cho người ta sự ngộ nhận có thể xảy ra,
không nên dùng danh xưng sai có sẵn đó với một nghĩa thứ nhì nữa, nghĩa
thứ nhứt vốn đã sai rồi.

Nhưng cái nghĩa khoa học của danh xưng Indonésien đã trót có từ lâu, đã

được trước bạ khắp thế giới khoa học thì ta cũng đành phải hiểu đúng như
giới khoa học đã hiểu, không mong sửa lại được, phương chi những người
lầm, không phải vì muốn sửa đổi, mà chỉ lầm bởi ngộ nhận thôi.

Giáo sư Lê Văn Hảo lại có một định nghĩa khác, không biết vì ngộ nhận

hay vì muốn dịch khác đi. Nhưng ta nên xem như là giáo sư không có ngộ
nhận, chỉ dịch khác mà thôi.

Trong quyển Hành trình vào dân tộc học giáo sư Lê Văn Hảo viết:

“Chủng Anh-Đô-Nê-Diêng là chủng tộc Ấn Độ Nam Dương”, ý giáo sư
muốn nói đó là dân bổn xứ của quần đảo Nam Dương, hay Ấn Độ nào ở
đó? Sự thật thì chẳng hề có dân Ấn Độ ở đó bao giờ, còn dân bổn xứ ở đó
mà thuộc hạng cổ, thì ở đâu cũng có cả, không riêng gì ở đó.

Lại còn một sự lầm lẫn rối bòng bong nữa, do Anh ngữ tạo ra. Trong Anh

ngữ có hai danh xưng IndonésiaIndonésian.

Indonésia là tên nước, cái nước Nam Dương ngày nay. Còn Indonésian

mới là tên chủng tộc tương đương với danh xưng Indonésien của Pháp. Sử
gia Phạm Văn Sơn đã lầm lẫn hai danh xưng đó, nó chỉ khác nhau có một
chữ n sau cùng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.