Trong Việt sử tân biên, ở trang 54, sử gia Phạm Văn Sơn có viết: “Một số
trí thức Việt Nam cũng thắc mắc rằng người Việt ta nay chưa chắc đã là một
nhóm trong gia đình Bách Việt. Nếu chúng tôi không lầm, các vị đó đã chịu
ảnh hưởng của ý kiến do cô M. Colani, H. Mansuy, Patte, Parmentier, cùng
một số học giả Thụy Điển, Hòa Lan, chủ trương rằng thánh tổ cơ bản của
dân tộc Việt Nam chính là thánh tổ “Indonésia”.
Ý sử gia muốn nói: “Thánh tổ Indonésian” đấy vì sử gia đang nói đến
chủng tộc chớ không hề nói đến xứ nào hết, mà các ông Tây bà đầm mà sử
gia ám chỉ đến cũng chỉ nói đến chủng Indonésian mà không hề nói đến xứ
Indonésia, vì đã bảo người Cổ Mã Lai có mặt khắp nơi chớ không riêng gì ở
nước Indonésia.
Đó là nói về sự lầm lẫn danh xưng chớ “bên trong còn lắm điều hay”, vì:
Indonésian - Bách Việt
đó, chớ không phải là hai thứ khác nhau đâu. Đó là nội dung của quyển
sách nầy với hàng trăm chứng tích cụ thể và khoa học.
Kể cả một số nhà học giả Âu châu cũng chẳng biết Indonésian là gì, nên
họ mới lập ra cái thuyết dân Hoa Nam tràn xuống lưu vực Hồng Hà và đồng
hóa dân Indonésian ở đó, rồi biến thành dân Việt Nam.
Thuyết nầy được ông Hoàng Trọng Miên (V.N.V.H.T.T.) lập lại.
Người Hoa Nam thuở xưa đích thị là Cổ Mã Lai, như chúng tôi sẽ chứng
minh ở những chương sau, và khi dân ở lưu vực Hồng Hà cũng là Cổ Mã
Lai thì không thể có sự kiện nhóm Mã Lai nầy “đồng hóa” nhóm Mã Lai
khác.
Hơn thế, khoa khảo tiền sử đã cho thấy rằng người Indonésien ở lưu vực
Hồng Hà chỉ mới tới đó từ sau, chớ không phải là dân thổ trước nằm sẵn đó
để đợi dân Hoa Nam tới để mà bị “đồng hóa”.