NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 300

Thế nên chúng tôi nhờ một hoạ sĩ cóp theo hai quyển sách địa lý, một của

Pháp, một của Trung Hoa dân quốc, và quý vị nhìn vào là thấy ngay. Năm
dãy núi đó, chạy từ Đông sang Tây Nam, từ Ninh Phố đến Nam Tứ Xuyên,
và tên là Ngũ Lĩnh.

Trong Việt Nam Văn Học toàn thư, tác giả là ông Hoàng Trọng Miên, có

cho vẽ một bức dư đồ Ngũ Lĩnh. Theo bức dư đồ đó thì Ngũ Lĩnh là một
dãy núi độc nhứt có năm đèo, trong khi sự thật nó là năm dãy núi kế tiếp
nhau, và chỉ có bốn đèo thôi.

Lĩnh là núi, ngũ lĩnh là năm núi, không thể là năm đèo được. Mà giữa

năm núi, chỉ có thể có bốn đèo mà thôi.

Làm thế nào để có năm đèo được giữa năm dãy núi kế tiếp nhau? Làm

một bài toán nhỏ thì đủ thấy là chỉ có bốn đèo. Hoặc cứ vẽ ra một bức hoạ
thô sơ, thì ta cũng thấy được là chỉ có bốn đèo chớ không thế nào mà có
năm đèo.

Đất ở phía Nam của năm dãy núi ấy cũng lại được đặt tên là đất Ngũ

Lĩnh.

Nhưng đất Ngũ Lĩnh có biên giới phân minh, chớ không phải là vô bờ

bến như các sử gia Pháp và Việt hiểu lầm.

Phía Bắc là nước của Tần Thỉ Hoàng, phía đông là biển cả, phía Tây là

Ba Thục, tức cũng là đất của nhà Tần, phía Tây Nam là đất Chơn (Vân
Nam), phía Nam vô cùng quan trọng, vì sự ngộ nhận xảy ra ở đó, và sự rối
loạn bắt đầu ở đó.

Phía Nam là một thứ Ngũ Lĩnh loại bỏ túi, tức là những dãy núi tại biên

giới Hoa Việt ngày nay mà quý vị thấy rõ trong bức dư đồ, những dãy núi
nầy tuy không quá hiểm trở như Ngũ Lĩnh chớ cũng là một chướng ngại
đáng kể và được người xưa xem là biên giới tự nhiên cho một vùng đất:
vùng Ngũ lĩnh (xin xem lại dư đồ nước Tàu).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.