NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 312

Họ chỉ hai nơi khác nhau chớ không phải một.

Tư Mã Thiên: “Kỳ Tây, Âu Lạc…”
Ban Cố: “Tây hữu Tây Âu…”

Họ nói đến các vùng phía Tây của quận Nam Hải, các vùng đó giống

nhau về phong tục, về y phục, Tây Âu và Âu Lạc đều có thói ăn, nếp ở như
nhau, thì chỉ nước nào cũng được, cũng đúng cả, chớ không phải là họ xem
hai địa danh đó đồng nghĩa, cùng chỉ một nước.

Và cũng xin nói rõ là Triệu Đà chỉ chiếm được có quận Nam Hải. Phần

đất còn lại của nước Tây Âu được chính dân Tây Âu quật cường, quản trị
và lãnh đạo. Ban Cố gọi các phần đất còn lại đó là Tây Âu, là gọi đúng chớ
không phải sai. Như ở nước ta hiện nay ta mất hết miền Bắc, nhưng phần
còn lại ở miền Nam cũng cứ được ta và các nước khác gọi là Việt Nam.

Mà cả ở miền Bắc họ cũng xưng họ là Việt Nam và các nước bạn của họ

cũng gọi miền Bắc là nước Việt Nam.

Nhiều sử gia không hiểu cái lẽ đó nên quá bối rối về địa danh Tây Âu.

Tây Âu đã bị Tần diệt rồi, rồi lọt vào tay Triệu Đà, cớ sao lại cứ còn Tây
Âu mãi, khiến họ nghĩ Tây Âu là nước khác, mà cái nước khác đó chỉ có
thể là Cổ Việt Nam.

Họ quên mất rằng Tây Âu của Tàu chỉ lọt vào tay Triệu Đà có 1/3, 2/3

còn lại được chính dân Tây Âu quật cường và lãnh đạo hoặc bị hai ông
quận trưởng (Giám) ở đó lãnh đạo, cũng đồng cách với Triệu Đà là nổi loạn
với chính quốc của họ, và cũng cứ còn được gọi là Tây Âu, vì Triệu Đà
không có cướp địa danh, mà lấy địa danh khác là Nam Việt, tại huyện Long
Xuyên.

Vì Tư Mã Thiên tiền hậu bất nhứt nên H. Maspéro thấy rằng danh xưng

Tây Âu Lạc của Tư Mã Thiên không thể dùng làm chứng tích được, nên
ông phải viết chữ nho kỳ dị:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.