NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 313

Kỳ, Tây Âu Lạc…

để cho danh xưng đó xuất hiện một cách mà ông ấy tưởng là ổn thoả hơn.

Nhưng nếu ổn thoả tạm thì Tư Mã Thiên mới là ổn thoả, họ Tư Mã đưa

ra cái danh xưng không có ấy là nói tắt theo Tàu rằng có sự sáp nhập đất đai
của hai nước đó, sự kiện đúng hay sai không chưa biết, nhưng lối nói tắt của
Tàu là như thế đó.

Người Tàu không ưa cắt nghĩa dài dòng. Đưa ra một danh xưng mới là đã

nói thầm lên rất nhiều việc, không riêng gì Khổng Tử đã làm như vậy trong
Xuân Thu, mà tất cả các tác giả Tàu xưa đều làm như vậy hết. Cả dân chúng
cũng làm như vậy nữa.

Chẳng hạn dân chúng có lối tả kỳ dị như sau đây: Tỵ ẩm = Uống bằng

mũi. Nhưng làm thế nào để uống bằng mũi được kia chớ?

Đó là họ tả người man di chưa biết dùng chén bát, cúi mặt xuống dòng

nước để uống bằng… miệng, nhưng mũi chạm phải nước luôn luôn.

Kể ra thì họ cũng giỏi lắm, bởi không thể diễn cách nào khác hơn được

để nói ra 24 tiếng mà chỉ phải dùng có hai chữ.

Ông H. Maspéro không biết lối ăn nói co rút như vậy nên ông không dám

dùng danh xưng mà Tư Mã Thiên đã đưa ra, nhưng họ Tư Mã có đầy đủ lý
do để tạo một danh xưng, chỉ có điều là lời giải thích thầm lặng, chứa đựng
trong đó, không đúng với sự kiện mà thôi.

Đây là một điểm sử cần được phanh phui, vì có quá nhiều cuốn sử của

Tàu và ta nói rằng có sự kiện sáp nhập đất đai giữa Tây Âu và Âu Lạc.
Nhưng hai lý do mà chúng tôi đã đưa ra, đính chánh mạnh sự ngộ nhận đó.
Xin nhắc lại hai lý do:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.