NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 316

Trong cái giây phút đó thì An Dương Vương nghĩ đến hai giải pháp:

1. Nhập tên hai nước lại. Mà như vậy thì phải là Tây Văn hoặc Tây

Lang.

2. Nhập tên hai dân lại. Như vậy thì: Âu + Lạc.

Ông đã chọn giải pháp thứ nhì vì giải pháp thứ nhứt ông không có quyền

dùng cũng không được phép lạm dụng tên của một cường quốc đã cho ông
ở trọ.

Không thể có giải pháp thứ ba là Tây Âu + Âu Lạc vì trong giây phút đó

chưa hề có danh xưng Âu Lạc kể cả trong ý nghĩ thầm kín của ông ấy nữa.

Có thế nào mà cải Văn Lang lại thành Âu Lạc rồi mới có việc sáp nhập

tên hay chăng? Không. Vì không có lý do, vả lại nếu có thì phải:

Tây Âu + Âu Lạc = Tây Lạc

chớ không không làm sao mà Tây Âu Lạc được cả.

Chúng tôi còn nhớ khi làng của chúng tôi là làng Tân Uyên nhập với làng

quá nhỏ ở liên ranh, tên là làng Hiệp Hưng, hương chức hội tề của hai làng
đã cãi nhau đến một năm mới xong cái tên mới của làng, khiến hành chánh
tỉnh đã phải sốt ruột và thúc giục, cảnh cáo nhiều phen.

Người ta chọn năm tên tất cả:

1. Tân Uyên + Hiệp Hưng = Tân Hiệp
2. Tân Uyên + Hiệp Hưng = Tân Hưng
3. Tân Uyên + Hiệp Hưng = Hiệp Tân
4. Tân Uyên + Hiệp Hưng = Hưng Tân
5. Tân Uyên + Hiệp Hưng = Hiệp Uyên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.