Giao Chỉ, Cửu Chơn, Nhựt Nam cũng mới xuất hiện, nhưng ai cũng biết đó
là đất mới chiếm và ta biết vị trí, còn Thương Ngô thì tại không biết ở đâu
thì Thương Ngô là Tượng Quận vậy. Hán không có chiếm đất nào mới hơn
là Giao Chỉ, Cửu Chơn, Nhựt Nam, thì một danh xưng mới, phải là tên mới
của một đất cũ mà danh xưng biến mất.
Lại xin nhắc rằng cái Tượng Quận bị cắt làm hai nhập vào Uất Lâm và
Tràng Sa về sau đó là Tượng Quận đời Hán, không dính líu gì đến Tượng
Quận đời Tần là Thương Ngô. Nhưng cả hai Tượng Quận nầy đều không
khác nhau bao nhiêu như ta đã thấy ở ám chỉ về nghiên cứu của Lão Cán.
Nay truy ra thì Thương Ngô nằm giữa Vân Nam và Quảng Tây ở sát Hạ
chí Tuyến; về mặt Bắc của Hạ chí tuyến.
Thương Ngô sản xuất rất nhiều voi, mà nếu quả Tượng Quận là quận có
nhiều voi thì Thương Ngô không trái với sự kiện voi.
Toàn thể các nhà bác học đều bị ám ảnh vì loài voi, nhưng chưa chắc nhà
Tần đặt tên như thế là vì loài thú đó. Dưới thời Xuân Thu, ở nước Vệ có
Tượng Ấp, nhưng nước Vệ ở mãi tận Hoa Bắc, nơi đó không có con voi nào
cả thì bảo sao?
Nhưng nếu muốn voi, cứ được voi, vì dầu sao Thương Ngô cũng vẫn là
nơi sản xuất voi chớ không riêng gì “Bắc Kỳ”, mà còn trái lại nữa. Bắc Việt
chưa bao giờ có nhiều voi, từ cổ đến kim, nơi đó không hề nổi danh vì voi.
Nhưng một tài liệu cổ Trung Hoa mà chúng tôi moi ra, cho biết Tượng là
gì. Đó là một điều mà không ai chú ý đến cả.
Sách Lễ Ký, chương Vương Chế, cho biết rằng người Tàu các đời Hạ,
Thương, Chu, gọi
phương Đông là Kỳ,