NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 323

Một người viết một bộ sử dày hàng ngàn trang, tất nhiên cũng viết đúng

được chút ít, ta không nên thấy người ấy sai nhiều điểm quá rồi gạt quyển
sử của người ấy ra một cách bất công.

Câu sử quan trọng chỉ đích xác Tượng Quận ở đâu, do chính ông L.

Aurousseau tìm ra, nhưng ông lại không dùng câu ấy được, đúng theo nghĩa
của nó, vì ông không hiểu câu đó muốn nói gì.

Sử Ký của Tư Mã Thiên có một câu ngắn khẳng định về biên giới cực

Nam của Ngũ Lĩnh dưới đời nhà Tần. Theo Sử Ký thì sau khi chiếm xong
Ngũ Lĩnh
, biên giới cực Nam của nhà Tần là nơi mà thiên hạ cất nhà day
cửa về hướng Bắc
.

Tư Mã Thiên đã dùng từ ngữ bí hiểm là “Bắc Hộ” để diễn cái ý trên đây.

Ông L. Aurousseau là giáo sư chữ Nho, ông hiểu “Bắc Hộ” là cất nhà day
cửa về hướng Bắc, nhưng ông lại không biết cái thiên văn sai lầm mà Tư
Mã Thiên đã biết. Hơn thế, ông không hề nghe nói có một nơi nào mà dân
chúng cất nhà kỳ dị như vậy, nên ông cho là Tư Mã Thiên bịa, nên ông bỏ
qua, đi phỏng đoán cho sai sự thật.

Theo khoa thiên văn thật đúng thì trên trái đất, vào những giờ trưa và vào

vài ngày nào đó trong một năm, nói đích xác là vào những ngày Hạ chí
(Soistice d’été) có những nơi mà con người thấy mặt trời nằm ở hướng Bắc
của họ.

Người Tàu đã biết điểm thiên văn ấy rồi, vào thuở đó. Nhưng những nơi

ấy là những nơi nào thì người Tàu chỉ bắt đầu biết chắc vào đời Tần mà
thôi, bằng cách đặt Nhật Khuê (Ngomon) tại Phiên Ngung, sau khi chiếm
trọn Ngũ Lĩnh. Có lẽ đó là lý thuyết thiên văn của Hy Lạp mà người Tàu
học được, nhưng họ có kiểm soát lại, không biết họ bắt đầu kiểm soát từ
thời nào, nhưng họ chỉ thành công sau cuộc chinh phục của Tần Thỉ Hoàng
mà thôi và họ thấy rằng lý thuyết ấy đúng, vì khi đặt nhật khuê tại Phiên
Ngung thì họ thấy hiện tượng đó xảy ra.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.